Năm mới học 7 cách tiết kiệm tiền ‘đỉnh cao’ như người Nhật: Rủng rỉnh tiền bạc trong tầm tay!
Cách chi tiêu, tiết kiệm, lập kế hoạch của họ khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục!
- 01-02-2022Dành 5 năm để nghiên cứu, tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng đã tìm ra mẫu số chung của tất cả người giàu, người thường cũng có thể áp dụng để đổi vận trong năm mới
- 01-02-2022Táo Quân 2022: Nhiều từ "khóa" được nhắc đến nhưng vẫn bị chê chưa thâm thúy, Nam Tào-Bắc Đẩu mới nhận nhiều ý kiến khen chê, vắng 1 người khiến nhiều tiếc nuối
- 31-01-2022Chiều 29 Tết, đại gia phố núi khoe biệt thự phủ kín đào đông đỏ rực, mai Mỹ nhuộm vàng một góc: Nhìn ảnh dân mạng đồng lòng nhận xét về một người
Sự tiết kiệm đó không những đến từ tài nguyên thiên nhiên mà còn cả tiền bạc. Đến Nhật, bạn mới thấy cách họ nâng niu và sử dụng đồng tiền kỹ càng như thế nào?
Dưới đây là 7 cách tiết kiệm cực thông minh và hiệu quả được họ áp dụng:
1. Sử dụng hàng nội địa là chủ yếu vì chất lượng và yêu nước
Mặc dù trong thời đại công nghệ, các sản phẩm điện tử, di động nổi tiếng đều có xuất xứ từ châu Âu thế nhưng nhiều gia đình tại Nhật vẫn trung thành với các sản phẩm nội địa. Lý do đơn giản vì những sản phẩm được sản xuất nội địa có chất lượng quá tốt, chúng được thiết kế cho người Nhật nên độ bền cùng các tính năng vừa đủ cho người Nhật sử dụng.
Người Nhật có suy nghĩ sử dụng hàng nội địa là yêu nước, làm giàu cho quốc gia chính vì thế các thương hiệu trong nước phát triển rất tốt, vươn tầm tới thế giới.
2. Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết
Nếu có cơ hội được dùng bữa cùng một hộ gia đình tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi món ăn được nấu ít hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Không những người Nhật chỉ giảm thiểu thịt, họ còn giảm thiểu những thứ thừa trong hộ gia đình, mỗi bữa họ chỉ ăn vừa đủ để tránh tình trạng phải bỏ thức ăn.
Trong những căn hộ tại Nhật, bạn cũng có thể thấy sự logic trong cách bài trí cùng việc sử dụng đồ đạc của họ. Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ "thừa" bên trong căn nhà của người Nhật. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng. Chính vì lý do đó mà có những thứ đồ đạc cũ tại Nhật trông chẳng khác gì đồ mới, họ giữ gìn quá tốt đồ đạc của mình.
3. Tiết kiệm chi tiêu trong gia đình
Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm tiền. Ví dụ, chi tiền vào học phí, ăn uống, sách vở, đi lại và một phần phòng thân khi ốm đau.
- Con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền lẻ họ sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.
- So sánh, so sánh và luôn luôn so sánh. Trước khi tiêu tiền vào khoản nào đó họ sẽ dành thời gian so sánh xem món nào có giá thành và cả giá trị sử dụng tốt nhất. Ví dụ: bạn có thể mua trà pha rồi cho vào bình thay vì mua nước ở ngoài cửa hàng. Balo có thể sẽ nặng hơn chút nhưng ví của bạn sẽ nặng hơn chút đấy!
- Chỉ sử dụng 5% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân. Hưởng thụ cá nhân ở đây với các bạn gái thì là tiền mua phấn son trang điểm, với bạn trai tiền đi ăn tiệm tháng 1 lần chẳng hạn.
- Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, ghi chú những món đồ cần mua sắm và tới chính xác vị trí đặt món hàng đó ngoài siêu thị, vừa tiết kiệm thời gian, vừa ngăn ngừa sự chú ý tới những món đồ khác...
- Đi siêu thị thường đi vào cuối ngày sẽ có hàng giảm giá một nửa.
- Tận dụng hàng giảm giá hay hàng khuyến mại. Chịu khó đi chợ ở từng siêu thị khác nhau vì mỗi siêu thị sẽ có ưu đãi khác nhau (nơi giảm giá thịt, nơi giảm giá rau...)
4. Tiết kiệm năng lượng theo thời tiết
Mỗi khi trời chuyển rét, người Nhật sẽ không bật máy sưởi hoặc điều hoà để làm ấm cả căn nhà, họ chỉ sử dụng nó tại những phòng đang có người ở. Một số căn hộ tiết kiệm tới mức chỉ làm ấm những khu vực nào có người sinh hoạt. Nhờ thói quen đó mà vào lúc trời rét, chi phí cho việc sưởi ấm của họ không quá cao.
Khi trời nóng cũng vậy, họ chẳng lãng phí làm mát quá nhiều khu vực trong nhà. Mặc dù các thiết bị điện lạnh tại Nhật luôn có chế độ tiết kiệm điện nhưng nhiều hộ gia đình thường tắt điều hoà mỗi khi phòng đủ mát. Họ cũng thường xuyên tắt điều hoà khi không có nhu cầu sử dụng hoặc ra khỏi phòng quá lâu, không những tiết kiệm được tiền điện mà họ còn giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
5. Dùng phương tiện giao thông công cộng và tích cực đi xe đạp
Thường thì khi nghĩ tới Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ tới khu vực Shibuya với lượng người đi bộ qua lại lớn cũng như họ sử dụng tàu điện ngầm làm phương tiện di chuyển chính. Thế nhưng, đó không phải là tất cả, ở những khu vực ít đông đúc hơn, người Nhật chọn lựa xe đạp làm phương tiện di chuyển chủ yếu.
Vì sao ư? Nếu như sử dụng ô tô hoặc xe máy, mỗi tháng họ sẽ tốn tương đối nhiều chi phí cho xăng, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như tiền bảo hiểm xe. So với xe đạp, những phương tiện trên đắt đỏ hơn rất nhiều.
Chính vì lý do đó mà người Nhật đạp xe ở mọi lứa tuổi, những chiếc xe của họ cũng luôn được bảo quản cẩn thận, giữ gìn nên nhiều khi dùng đã lâu mà trông chúng chẳng khác gì xe mới. Trộm cắp ở Nhật Bản cũng là điều ít khi xuất hiện, thế nên người Nhật có thể thoải mái đạp xe và đỗ tại nơi quy định mà không lo ngại chuyện mất xe.
6. Tiết kiệm cho thế hệ sau
Mặc dù tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp, thế nhưng với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành cho con cái. Thuế thừa kế tại Nhật Bản cũng rất cao nên phụ huynh Nhật không vung tiền mua sắm của cải đề dành làm của hồi môn. Lý do này khiến họ đầu tư nhiều cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để thế hệ sau không nghè khó.
7. Thói quen tiết kiệm được phổ biến rộng rãi
Một chiếc toilet tiết kiệm nước khi nước rửa tay sau đó sẽ được sử dụng để dội toilet
Không chỉ trẻ em tại Nhật được dạy về thói quen tiết kiệm, các công ty tại Nhật cũng luôn tìm cách sáng tạo nên những sản phẩm tiết kiệm cho người dùng. Những chiếc toilet dội vừa đủ, những sản phẩm điện lạnh tiết kiệm điện hay những phát minh kì quặc tại Nhật Bản đều hướng tới mục đích tiết kiệm. Một khi tất cả mọi người đều tiết kiệm, chẳng có lý do gì để sống một cách hoang phí ở xứ sở mặt trời.
Doanh nghiệp và Tiếp thị