MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm tới, chính phủ sẽ siết chặt việc quản lý các doanh nghiệp bán lẻ FDI, đảm bảo công bằng cho công ty trong nước

"Ở đây có nhiều vị lãnh sự nhưng chúng tôi phải nói thẳng thắn rằng, trong năm tới, chúng tôi tăng cường siết chặt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong phân phối bán lẻ để đảm bảo thực hiện đúng cam kết mở cửa thị trường nhưng vẫn công bằng cho doanh nghiệp trong nước".

TS Nguyễn Đức Kiên
TS Nguyễn Đức Kiên
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội
40 bài viết

Tin vui cho doanh nghiệp bán lẻ nội: Năm tới, chính phủ sẽ siết chặt việc quản lý các doanh nghiệp bán lẻ FDI

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, tại sự kiện Kinh tế Việt Nam triển vọng 2018 ngày 7/12.

Tại đây, ông Kiên đã nêu ra những điểm sáng và cả những mặt còn hạn chế của nền kinh tế Việt Nam 2017. Qua đó, ông nêu ra các giải pháp kinh tế cho năm 2018.


Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội.

Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội.

Về tiền tệ

Chính phủ sẽ điều hành chính sách tiền tệ phải linh hoạt, tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Dẫn chứng rõ ràng nhất là ủng hộ ngân hàng nhà nước trong việc điều chỉnh và giữ tăng trưởng tín dụng để không bơm lượng tiền lớn vào thị trường và tạo ra yếu tố bất ổn. Vấn đề là theo khả năng hấp thụ của nền kinh tế doanh nghiệp để đưa ra lượng tín dụng cho phù hợp.

Chính phủ sẽ sửa đổi và nâng cao chất lượng để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với tín dụng đơn giản nhưng đảm bảo an toàn tín dụng. Đó là 2 mặt của vấn đề để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ. Đồng thời, cũng điều chỉnh tỷ giá linh hoạt để không đột ngột như hồi tháng 1/2011 (9,1%), làm phá giá đồng tiền Việt Nam.

Về tài chính

Đối với ngân sách nhà nước thì sẽ tuân thủ đúng ngân sách dự toán đã duyệt, cả mặt thu và chi.

"Chúng ta nhận thấy chi vượt dự toán ngân sách thì cũng đưa ra báo cáo nhưng nếu chi vượt dự toán là khuyết điểm, chứ không phải thành tích", ông Kiên nhận định.

Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Việc cấp bảo lãnh phá vỡ bình đẳng về vốn của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn của thành phần kinh tế khác. Đến năm 2020 sẽ thống nhất là doanh nghiệp Việt Nam, không còn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, để nền kinh tế công khai, bình đẳng hơn.

Về giá cả thị trường

"Ở đây có nhiều vị lãnh sự nhưng chúng tôi phải nói thẳng thắn rằng, trong năm tới, chúng tôi tăng cường siết chặt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong phân phối bán lẻ để đảm bảo thực hiện đúng cam kết mở cửa thị trường nhưng vẫn công bằng cho doanh nghiệp trong nước. Chứ không phải vì các bạn là doanh nghiệp FDI mà có những ưu đãi hơn các doanh nghiệp Startup của Việt Nam", ông Kiên cho biết.

"Đây là điều mà chúng tôi công khai. 10 năm chúng tôi là thành viên của WTO và ban hành chính sách phải bình đẳng, dự báo được và không phân biệt đối xử: đó là những điều quy định trong WTO. Năm tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh giá cả hàng hóa và dịch vụ, ví dụ giá điện, để điều chỉnh cam kết của nhà đầu tư. Điều chỉnh hài hòa để làm sao đầu tư ở Việt Nam có lợi và người dùng cũng hài lòng. Mục tiêu của nhà nước là không tạo ra điểm nóng", ông Kiên nói thêm.

Về đầu tư

Việc đầu tư sẽ tiếp tục giữ tốc độ như năm 2017. Năm tới, nhiều dự án đầu tư theo đối tác công tư đã được thông qua, trong đó đặc biệt là dự án cao tốc phía đông chạy song song với quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư 128 nghìn tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên,qua những kết quả những dự án công tư. Nhà nước dành 46% vốn của dự án để đầu tư cùng các thành phần kinh tế khác.

Về xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước

Tập trung xuất khẩu sản phẩm có công nghệ trung bình, cao; giảm dần xuất khẩu lĩnh vực nguyên liệu thô trong nông nghiệp.

Mở rộng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, chế biến sâu trong nông sản để gắn với thị trường của các khu vực châu Âu, Đông Bắc Á và Mỹ.

Tiếp tục cải cách quản lý hành chính, trong đó tập trung rà soát các doanh mục cấm và hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu bằng giấy phép. Năm 2018, sẽ sửa luật đầu tư trong đó có phụ lục 4 của điều 7 về danh mục kinh doanh có điều kiện.

Cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất và nhập, giảm phụ thuộc nguyên liệu, phụ liệu từ một thị trường. Nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thương mại vì nhiều mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong phòng vệ thương mại.

Kết nối lại nhà phân phối và nông dân, tránh giải cứu lợn, dưa hấu, không phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Dựa vào lòng tốt chứ không dựa vào quy luật giá trị, chất lượng sản phẩm thì thì trường phát triển không bền vững.

Về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Cả hệ thống chính quyền vì doanh nghiệp để tháo gỡ những rào cản nhằm giúp doanh nghiệp phát triển. Trong năm nay sẽ sửa đổi một số luật về đầu tư, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, rà soát lại điều kiện cho các ngành hàng.

Thứ hai sửa lại luật đấu thầu và luật xây dựng để phù hợp với yêu cầu phát triển đối tác công ty, để huy động nhiều vốn hơn nữa nguồn vốn công tư.

Rà soát lại quy định liên quan đến rà soát mặt bằng, thuê đất, thu hồi đất… của luật đất đai.

Rà soát lại tiền lương, bảo hiểm xã hội trong năm 2018 để phù hợp với năng suất lao động nhưng đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Quốc hội Ban hành luật về khu kinh tế, dự kiến tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Phong (Khánh hòa). Trong dự thảo đặc khu này, sẽ cởi mở tối đa để đảm bảo tính liên thông đẩm bảo tự chủ sản xuất kinh doanh, liên thông của pháp luật với luật quốc tế đang áp dụng ở các thị trường phù hợp nhất.

Chính phủ đang lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào từng đặc khu kinh tế, ban hành nghị quyết có tính chất đặc thù.

Theo Thế Trần

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên