NCIF: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2019-2020 trên 6,9%
Khác với mức dự báo tăng trưởng kinh tế giảm dần trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm Thông tin & Dự báo Kinh tế - Xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo GDP sẽ tăng trưởng khoảng 6,9-7,1%.
- 08-11-2018Quốc hội chốt chỉ tiêu 2019: GDP và CPI đều "thận trọng"
- 05-11-2018Chuyên gia nói về lý do GDP Việt Nam đang thấp nhưng các nước vẫn muốn mời tham gia CPTPP
- 02-11-2018Uỷ ban Đối ngoại: Việt Nam có khả năng tăng thêm 2,01% GDP tính đến năm 2035 nhờ Hiệp định CPTPP
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 7% trong báo cáo mới nhất tại Tọa đàm Kinh tế Việt Nam 2016-2018 và dự báo tăng trưởng 2019-2020 vừa tổ chức sáng 12/12.
Khác với mức dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần trong các năm 2019 - 2020 về mức khoảng 6,5-6,6%. NCIF đưa ra mức dự báo tăng trưởng trong khoảng 6,9-7,1% trong giai đoạn tiếp theo.
Ảnh: Reuters.
Bên cạnh những yếu tố không thuận từ bên ngoài, TS Đặng Đức Anh,Trưởng ban Phân tích và Dự báo NCIF chỉ ra nếu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút FDI, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và thực hiện các FTA sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là những yếu tố để NCIF tin tưởng tăng trưởng trong giai đoạn tới đạt trên 6,9%.
Ba trụ cột lớn phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và môi trường
kinh doanh, khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao đọng không chỉ cho giai đoạn 2019 - 2020 mà có thể là động lực tới năm 2025.
Tuy vậy, giai đoạn 2019 - 2020, Việt Nam đứng trước những rủi ro khi tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực FDI. FDI tại Việt Nam đang tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu, vì vậy, khi có các vụ kiện hoặc xung đột thương mại tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng và cung tiền đang ở mức cao và kéo dài tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Độ mở tài chính quốc gia của Việt Nam hiện cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ công cao và nghĩa vụ trả nợ lớn cũng ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như khả năng giảm mặt bằng lãi suất.
Việc Chính phủ tiếp tục tiến trình tự do hóa và điều chỉnh giá dịch vụ công như giá điện, thuế bảo vệ môi trường, giá dịch vụ y tế tăng cũng sẽ ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn tới.
Người đồng hành