Nếu cuộc đời là một bộ phim, xã hội ngoài kia chính là "vai ác": Không tự nghiêm khắc với bản thân, sớm muộn cũng sẽ có người thay bạn làm điều đó!
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, đáp ứng được tiêu chuẩn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn có thể tự đặt ra tiêu chuẩn của riêng mình và tập trung vào đó.
- 02-05-2019"Phá vỡ" mọi nguyên tắc kinh doanh, tỷ phú thời trang Yvon Chouinard chỉ tin vào 1 triết lý duy nhất: Sống giản dị không phải là nghèo khó, mà là bạn đang giàu có thực sự
- 30-04-2019Cha mẹ cho sinh mạng, nhưng cuộc đời vẫn phải tự do mình nắm lấy: Không tự tìm được phương hướng, cả đời bạn sẽ lạc lối trong ảo vọng thành công!
- 29-04-2019Thứ duy nhất bạn chắc chắn thay đổi được là chính bản thân mình: "Mạnh miệng" đòi thay đổi thế giới, nhưng bạn đã cải thiện 5 điều này trong đời mình chưa?
Trưởng thành trong thế kỷ 21, rất nhiều người trong số chúng ta được khuyên rằng không nên quá nghiêm khắc với bản thân. Thế nhưng sau đó, chúng ta lại bị ném vào cuộc đời vô cùng khắc nghiệt, không chút khoan dung với mình.
Vấn đề nằm ở cách ta diễn giải cụm từ đó. Nếu bạn nghiêm khắc với bản thân, bạn sẽ kiểm soát được điều đó. Bạn tự tạo ra định nghĩa thành công của riêng mình. Bạn tự biết khi nào nên hài lòng với những gì đã làm. Bạn coi trọng nhận xét của chính mình hơn là của người khác.
Bởi lẽ, nếu chúng ta không tự nghiêm khắc với bản thân, người khác sẽ làm điều đó.
Họ sẽ đặt ra tiêu chuẩn mà họ muốn. Họ sẽ mang đến những luật lệ chúng ta không thể hiểu được. Họ sẽ khiến chúng ta cảm thấy mình không bao giờ hoàn thành tốt công việc.
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, đáp ứng được tiêu chuẩn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn có thể tự đặt ra tiêu chuẩn của riêng mình và tập trung vào đó.
Bí quyết là bạn phải có một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, cộng thêm niềm tin không gì lay chuyển được rằng bạn sẽ đáp ứng được nó. Luôn luôn là vậy.
Tôi không đặc biệt thông minh, hay thông minh bẩm sinh. Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người, cũng chẳng có đặc điểm của người thành công. Tôi không biết lập trình. Tôi gần như vô hình trong đám đông. Tôi nói lắp khi lo lắng.
Bù lại, tôi cực kỳ nghiêm khắc với bản thân. Tôi luôn có suy nghĩ rằng, nếu mình không thể làm một điều gì đó, đấy là vấn đề của mình, không phải ở người khác.
Nếu tôi làm sai, đó chắc chắn là lỗi của tôi. Tôi không bao giờ trách người khác đã không hướng dẫn mình đầy đủ, hay kỳ vọng ở mình quá nhiều, hoặc đã thay đổi ý kiến, dù những điều này có thể đúng. Tôi cho rằng tôi cần phải biết đối phó với mọi thứ mà cuộc đời ném vào mặt mình. Nếu tôi phải nhờ đến sự trợ giúp, hay bỏ cuộc, có nghĩa là tôi đã thất bại.
Khi bắt đầu công việc viết lách tự do, tôi vẫn là một cô gái tuổi teen, không kinh nghiệm, không người hướng dẫn. Tôi đã lầm tưởng rằng, mọi thứ tôi cần làm chỉ là viết.
Đó là những gì các nhà văn làm, đúng không? Họ ngồi xuống bàn và viết. Sau đó họ uống cà phê. Rồi họ đi giao lưu và làm những thứ hay ho với các bạn đồng nghiệp. Không ai can thiệp bởi vì họ đang viết.
Thực tế là, viết lách chỉ là một phần rất nhỏ. Có cả triệu thứ tôi đột nhiên phải học, và phải làm đủ nhanh và tốt, để không ai nghi ngờ rằng tôi mới làm lần đầu. Gửi hóa đơn, giữ giấy tờ thuế, viết hợp đồng, hiểu về luật bản quyền, phỏng vấn,...
Khó nhất là: tôi phải kiểm soát tâm lý của chính mình, phải vượt qua những hoài nghi, và hoang mang.
Nhưng rồi tôi học hỏi rất nhanh. Đầy đau đớn, nhưng nhanh chóng, bởi lẽ tôi luôn tâm niệm mình có thể làm được mọi thứ.
Đó chính là điểm khác biệt quan trọng giữa trường học và trường đời.
Ở trường, không ai bắt bạn phải biết mọi thứ. Nhưng khi bạn đi làm, mọi người luôn mặc định rằng bạn biết cách xử lý cơ bản bất cứ thứ gì họ ném cho bạn. Nếu bạn không làm được, thì họ trả lương cho bạn làm gì?
Bạn có thể nhìn sự việc theo 2 hướng.
Bạn có thể mong đợi người ta sẽ giải thích mọi thứ cho mình. Bạn có thể mong đợi được cầm tay chỉ dẫn và không bị đánh giá mỗi khi hiểu sai. Bạn có thể mong đợi mình sẽ được ghi nhận và trả công xứng đáng cho những gì đã bỏ ra.
Hoặc bạn có thể mặc định rằng mình phải tự tìm hiểu mọi thứ. Bạn sẽ không biết thước đo là gì. Bạn sẽ không được ghi nhận. Và hiển nhiên là bạn cũng sẽ chẳng được trả công xứng cho bất kỳ thứ gì.
Hướng đầu tiên sẽ dẫn tới sự bực bội dai dẳng, tâm lý "nạn nhân" và cảm giác thất bại.
Hướng thứ hai tuy mệt mỏi, nhưng sẽ giúp bạn học nhanh, cũng như tìm ra cách để học.
Bạn có thể phải dành cả đời để chứng minh thành công của mình bằng những vật ngoại thân: tiền bạc, các mối quan hệ, bất động sản, xe hơi, giải thưởng, học vị,...
Nhưng chúng chẳng có nghĩa lý gì hết. Chúng sẽ trở nên nhạt nhẽo khi bạn tìm được một mục tiêu khác để nhắm tới. Và bạn thì luôn luôn tìm được.
Mọi người sẽ luôn nghiêm khắc với chúng ta vì một lý do nào đó. Họ sẽ chẳng bao giờ dễ dàng hài lòng cả.
Tuy nhiên, tôi đã học được cách nhìn nhận mọi thứ bằng chính thước đo của mình. Tôi biết rằng nhận xét của mọi người sẽ giúp tôi tiến bộ, nhưng nó không giúp gì cho cảm giác của tôi.
Đôi khi, tôi không ưng ý với tác phẩm của mình. Dù mọi người đánh giá cao đến đâu, tôi vẫn coi đó là thất bại. Đôi khi, tác phẩm của tôi không được đón nhận tích cực. Nhưng chỉ cần nó đáp ứng tiêu chuẩn của tôi, tôi vẫn gọi đó là thành công. Quá trình mới là điều quan trọng.
Bài chia sẻ của Rosie Leizrowice - một cây viết tự do trên Medium và The Huff Post, đồng thời là diễn giả của TEDx.
Medium