Nghèo vật chất, cứ thoải mái nhưng nghèo GIÁ TRỊ, lao đao ngay: Sửa 4 thói quen "xấu xí" ai cũng mắc này để biến bản thân trở thành vàng bạc châu báu
Người ta nói rằng: Có giá trị con người thì một nghèo hai trắng cũng thành tỷ phú triệu đô.
- 07-06-2019Câu chuyện 3 thùng gỗ, 1 thùng đựng phân, 1 thùng đựng nước, 1 thùng đựng rượu và bài học thâm sâu: Cùng hình dạng nhưng số mệnh trái ngược, cho đi cái gì sẽ nhận lại thứ đó
- 05-06-2019Trước 30 tuổi, tôi sống như đang rong chơi nhưng sau 30 tuổi, bắt đầu trở thành một cuộc chiến: Có còn thời gian để từ từ vấp váp nữa không?
- 02-06-2019Bị yêu cầu "Tát sếp 1 cái để đổi ngay 1 tỷ", không ai dám làm nhưng nữ nhân viên này chỉ bình thản hỏi sếp 1 câu, sau đó cô được đề bạt làm cánh tay đắc lực nhất
Giá trị của một con người nằm ở đâu? Chắc chắn nó không đến từ bề ngoài của bạn. Tuy vật chất đầy đủ có thể đem lại cho bạn quần áo, giày dép, nón mũ, trang sức lộng lẫy hơn, tạo ra một vẻ ngoài hào nhoáng hơn, nhưng cũng không thể làm con người bên trong của bạn khác đi. Chỉ có nhân cách mới tạo nên giá trị con người. Người dù khiếm khuyết thân thể, sức khỏe, ngoại hình hay vật chất, nhưng vẫn rèn luyện cho mình một nhân cách tốt đẹp, ý chí tự cường mạnh mẽ, thì vẫn có thể vươn lên khẳng định giá trị lớn, từ đó nhận được sự khâm phục và kính trọng của mọi người.
Một hòn đá nằm trên đường thì chẳng đáng một xu, một hòn đá nằm trong tiệm đồ cổ thì đáng giá hàng chục triệu đồng, còn một hòn đá được người ta đưa về đặt trong viện bảo tàng chiêm ngưỡng thì trở thành tài sản văn hóa vô giá. Điều kiện vật chất sẽ luôn thay đổi dựa trên nền tảng bản chất, giá trị nhân sinh cũng vì đó mà hoàn toàn khác biệt. Chỉ cần có được giá trị thì ai cũng có thể phát triển tiềm năng, đạt được một bước tiến xa hơn trong tương lai, gần hơn với thành công giàu có.
Hãy nhớ rằng, giá trị có thể được tạo ra nhờ bản thân, cũng có thể bị hủy hoại do chính mình. Một người giữ 4 thói quen "xấu xí" sau đây cũng là tự tay đánh mất giá trị.
1. Tâm tham lam như giếng sâu không đáy, chỉ muốn nhận mà chẳng muốn cho
Những người tham lam quá độ thường khó lòng thành công, chẳng phải vì họ không chăm chỉ làm ăn, mà do bản tính ích kỷ, thích chiếm phần hơn cho mình.
Trong kinh doanh, quan trọng nhất là chữ "Tín" và trao đổi ngang giá: Bạn trao đi một giá trị thì nhận về một giá trị tương ứng. Nhưng với kẻ tham lam, giá trị món hàng bán ra là 5, đáng lẽ chỉ nhận về 5 thì anh ta muốn kiếm được hơn 7. Sau cùng, tuy kết quả anh ta kiếm được nhiều hơn người khác nhưng đối tác giao dịch sẽ không nhận được giá trị tương đương số tiền mình bỏ ra.
Đương nhiên, giá trị của chữ "tín", việc kinh doanh và chính con người anh ta sẽ suy giảm, đối phương không còn hài lòng và chẳng bao giờ muốn tìm tới anh ta để làm ăn nữa.
2. Người do dự không bao giờ thành công
Trong quá trình làm người hay làm việc, đừng chỉ biết rồi để đấy, mà phải đưa suy nghĩ thành thực hành. Dù một người có đầu óc linh hoạt và sáng tạo ra nhiều ý tưởng đến mấy nhưng luôn do dự mãi không bắt tay vào làm, sợ đầu sợ đuôi, không dám đối mặt với thất bại thì thành tựu của anh ta mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ.
Nếu bạn muốn thay đổi bản thân, đừng suy nghĩ quá nhiều. Một khi bắt tay vào thực hiện, đặt bước chân đầu tiên trên đường đua là giá trị của chúng ta đã vượt qua hàng trăm, hàng triệu người vẫn đang loanh quanh ở vạch xuất phát.
3. Chỉ lo phàn nàn người khác, không tự tập trung khai thác bản thân
Cuộc sống luôn có những điều như ý và không như ý mình. Thay vì bình thản chấp nhận hoặc tìm cách thay đổi chiều hướng của vấn đề, bạn lại chọn cách phàn nàn thì không khác gì bước vào một vòng tròn luẩn quẩn của những cảm giác tiêu cực không có điểm kết thúc.
Không chỉ bản thân mà cả những người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu khi suốt ngày phải nghe bạn phàn nàn. Trong mắt họ, bạn sẽ trở thành con người chỉ thích nói mà không biết làm, không chứng tỏ được giá trị năng lực.
Chỉ có những người chưa đủ bản lĩnh trưởng thành mới dùng phương pháp phàn nàn để giải tỏa, tìm lý do không phải đối mặt với những áp lực khó khăn mà mình cần giải quyết. Còn người thành công sẽ biết cách thông qua lời phàn nàn của người khác để sáng tạo cơ hội cho chính mình.
4. Gặp khó thì bỏ, không đủ kiên cường
Hiện nay, rất nhiều người đều có thói quen bỏ cuộc ngay khi đương đầu với thử thách. Ngay từ bước đầu tiên, họ đã phủ định chính năng lực và giá trị của chính mình. Chính vì lẽ đó, chúng ta mới thường nói rằng: Kẻ thù lớn nhất của mình là bản thân. Nếu chúng ta cứ mãi sợ hãi khó khăn và không dám đối mặt thì chúng ta đã từ chối cơ hội dành riêng cho mình.
Có thể thấy rằng, nghèo về vật chất không đáng sợ vì "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Điều khủng khiếp nhất của đời người là nghèo về tư duy, nghèo về giá trị khi chúng ta tự hạn chế năng lực của bản thân trong những khuôn mẫu cố định. Do đó, nếu chúng ta muốn thay đổi vận mệnh của chính mình, chúng ta phải thay đổi những thói quen tiêu cực ngay từ hôm nay.