MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghi ngờ bản thân, không dám nhận trách nhiệm: Tiếp tục sống như vậy thì đừng hỏi vì sao cuộc đời bạn chỉ toàn những thất bại

28-07-2018 - 11:01 AM | Sống

Cuộc đời thành công hay thất bại đều do chính bạn quyết định. Đừng để những thói quen sai lầm khiến bạn mãi không thể đổi đời.

Bạn muốn thức dậy lúc 5 giờ sáng, để có thêm thời gian làm những công việc quan trọng. Bạn muốn trở thành người giỏi nhất trong nghề của bạn, trở thành tỷ phú và đạt được thành công lớn? Bạn muốn đạt được tất cả điều đó, nhưng luôn có một lực cản ngăn bạn lại. Bất cứ lúc nào bạn nghĩ ra một ý tưởng, một giọng nói dai dẳng từ sâu bên trong lại thì thầm với chính bạn rằng “bạn không có khả năng”.

Vì vậy hết lần này đến lần khác, bạn trì hoãn ý tưởng, thu mình lại trong nỗi sợ hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại. Vấn đề là, bạn cần phải hiểu chính mình. Sâu bên trong, bạn có thể đang duy trì một số thói quen xấu ngăn bạn theo đuổi mục tiêu và đạt được thành công.

1. Nghi ngờ bản thân

Nghi ngờ bản thân, không dám nhận trách nhiệm: Tiếp tục sống như vậy thì đừng hỏi vì sao cuộc đời bạn chỉ toàn những thất bại - Ảnh 1.

Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải đó là thói quen tự nghi ngờ, cùng với xu hướng không tin tưởng mọi thứ về bản thân mình. Đó không phải là vì bạn ghét bỏ bản thân, chỉ là bạn luôn tự đặt ra ra nghi vấn cho mỗi việc mình làm. Bất cứ lúc nào bạn định phát biểu, bắt đầu một cuộc trò chuyện hay khởi động công việc kinh doanh hay làm một điều gì đó mới mẻ, giọng nói thì thầm lại cất lên: “Bạn không làm được đâu”.

Bạn lắng nghe tiếng nói đó và chôn chặt những ý tưởng tuyệt vời trong sự hoài nghi. Sự tự ti của bạn là kẻ thù lớn nhất của thành công. Nếu bạn không chống lại thói quen đó bằng tất cả khả năng của mình, nó sẽ ngăn bạn phát huy tối đa tiềm năng cả trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Làm cách nào để phá bỏ sự tự ti? Rất đơn giản, mỗi khi suy nghĩ “bạn không thể làm được” nảy ra trong đầu bạn, hãy nói, “Không, tôi có thể làm được. Đừng lờ đi những suy nghĩ tiêu cực bởi vì nếu bạn lờ đi, nó sẽ còn quay lại. Hãy bắt tay vào thực hiện các kế hoạch của bạn thay vì để các ý tưởng trôi đi.

2. Đổ lỗi cho người khác vì những thất bại của bạn

Nghi ngờ bản thân, không dám nhận trách nhiệm: Tiếp tục sống như vậy thì đừng hỏi vì sao cuộc đời bạn chỉ toàn những thất bại - Ảnh 2.

Một thói quen xấu khác mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải là đổ lỗi cho người khác về những thất bại của chính mình. Trong lần làm start up đầu tiên, tôi đã quyết tâm thành công. Tôi thức dậy mỗi buổi sáng và làm việc khoảng 15 tiếng mỗi ngày, viết và gửi email cho những khách hàng tiềm năng, quảng bá dịch vụ trên mạng xã hội, tranh thủ tối ưu hóa sản phẩm của mình. Nhưng sau khoảng một năm, tôi vẫn không có đủ khách hàng và tôi bỏ cuộc.

Tuy nhiên, tôi đã đổ hết lỗi cho đối thủ cạnh tranh của mình: “Chỉ đơn giản là có quá nhiều người cùng làm sản phẩm mà tôi đang làm”, và đi đến kết luận “đó là lí do tôi thất bại”. Nhưng liệu đó có phải là lý do thực sự cho thất bại của tôi không? Không. Tôi đã thất bại vì không nhắm đúng đối tượng khách hàng, sản phẩm của tôi kém hơn, tiếp thị của tôi không đủ hấp dẫn.

Thay đổi thói quen đổ lỗi là cực kì quan trọng đối với sự phát triển bản thân của mỗi người. Mặc dù tôi biết điều đó không phải là đơn giản. Chúng ta có thể dễ dàng chỉ trích người khác, nhưng không bao giờ nhận lỗi về mình.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một người thành công hay chỉ đơn giản là một người có trách nhiệm, bạn phải ngừng ngay việc đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó, với mỗi quyết định quan trọng trong đời, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi làm. Nếu những điều mà bạn đang làm không đem lại kết quả thì là bạn đã sai, bạn nên thử cách khác chứ không phải là tìm cách đổ lỗi.

3. Làm nhiều việc cùng một lúc

Nghi ngờ bản thân, không dám nhận trách nhiệm: Tiếp tục sống như vậy thì đừng hỏi vì sao cuộc đời bạn chỉ toàn những thất bại - Ảnh 3.

Có gì không đúng khi bạn làm nhiều việc cùng một lúc? Chỉ cần suy nghĩ kĩ một chút bạn sẽ nhận ra vấn đề. Thử tưởng tượng, bạn đang ăn trưa trong khi kiểm tra nguồn cấp dữ liệu, và máy tính của bạn thì đang mở dự án của khách hàng. Đột nhiên, một khách hàng tiềm năng gửi email cho bạn. Bạn đọc tin nhắn, trả lời và sau đó quay lại những công việc còn dang dở kia.

Bạn làm nhiều nhiệm vụ cùng 1 lúc và tưởng rằng đó là năng suất. Nhưng thực chất, bạn không đầu tư sự chú ý của mình vào bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào. Mức năng suất của bạn giảm 40% khi bạn tập trung vào nhiều hơn một công việc. Chỉ số IQ của bạn cũng giảm 10 điểm khi bạn làm quá nhiều việc, theo bài viết đăng trên Harvard Business Review của Peter Bregman. Thêm vào đó, khi bạn làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, bạn sẽ bị căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để từ bỏ thói quen có hại này, bạn cần thiết lập thời gian biểu cho mình và tuân thủ nó – khi đó bạn sẽ có kỷ luật để tập trung vào dự án và không sao nhãng vào những thứ khác.

Để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn, hãy bắt đầu thay thế thói quen xấu bằng những thói quen tốt. Đánh bại sự tự ti của bạn với sự tự tin. Ngưng đổ lỗi cho người khác và bắt đầu nhận trách nhiệm. Dừng làm nhiều công việc cùng một lúc và bắt đầu tập trung vào một tác vụ. Sau đó, hãy kiên nhẫn chờ đợi, thành công ngọt ngào sẽ đến với bạn.

Hà Lê

Addicted Success

Trở lên trên