Nghiên cứu 45 năm trên những thiên tài đã tiết lộ chìa khóa của sự thành công
Trí tuệ chỉ là một phần. Còn một yếu tố quan trọng hơn như thế nhiều.
- 15-05-2018Những dấu hiệu cho thấy bạn đang lãng phí thời gian một ngày của mình: Từ bỏ ngay để nhanh chóng tiến đến thành công!
- 15-05-2018Làm giàu không bao giờ muộn: Đây là 5 doanh nhân “vụt sáng” và thành công khi chẳng có tiền hay thành tựu gì ở tuổi 30
- 15-05-2018Làm việc theo lịch trình và làm việc theo cảm hứng, cách nào mới dẫn đến thành công?
Thế nào là một người thành công? Thực sự thì không có lời giải nào chính xác cho câu hỏi này. Với một số người, thành công là phải kiếm thật nhiều tiền. Số khác thì chỉ cần một mái ấm, sống vô lo vô nghĩ và có một công việc khiến mình phải đam mê là viên mãn lắm rồi.
Có điều theo tiêu chuẩn của xã hội hiện tại, những người được xem là thành công nhất phải có nhiều tiền và địa vị xã hội cao. Steve Jobs, Bill Gates, Elon Musk, Jeff Bezos, Warren Buffett là những nhân vật như vậy.
Jobs và Gates - hai bộ não kiệt xuất
Nhưng yếu tố nào đã giúp họ làm nên những sự nghiệp phi thường đến nhường ấy?
Từ thiên tài 12 tuổi đến nghiên cứu kéo dài 45 năm
Năm 1968, giáo sư Julian Stanley đã gặp Joseph Bates - một thiên tài 12 tuổi. Bố mẹ của Bates khi đó đang tìm cách sắp xếp cho cậu "nhảy cóc" để được học tập trong lớp Khoa học vi tính tại ĐH Johns Hopkin (một trường trong Ivy League).
Ảnh minh họa
Bates khi ấy tỏ ra vượt trội so với phần lớn học sinh trong lớp. Thậm chí, cậu còn đủ trình độ để giảng dạy FORTRAN (một dạng ngôn ngữ lập trình) cho các học viên trình độ cao học.
Không biết nên làm gì để phát triển cho Bates, giảng viên lớp quyết định mang cậu đến gặp Stanley - chuyên gia về tâm lý học và phát triển tiềm năng của con người. Tại đây, Bates được làm bài kiểm tra dành cho sinh viên của John Hopkins, và điểm của cậu vượt quá mức được nhận vào học.
Stanly đã phải lục tung các trường trung học địa phương, để tìm cho được ngôi trường mạnh về toán và khoa học, nhưng không thành. Rốt cục, Stanley đã thuyết phục hiệu trưởng để Bates được học cùng các sinh viên ĐH Johns Hopkins ở tuổi 13.
Đến năm 1972, Stanley quyết định lập ra nghiên cứu về những thanh thiếu niên phát triển sớm về tư duy toán học (SMPY). Nghiên cứu kéo dài tới 45 năm, trong đó theo dõi sự nghiệp và thành tựu của hơn 5.000 người.
Và chìa khoá của sự thành công tuyệt đối ấy là?
Trước tiên, đó là trí thông minh tuyệt đỉnh của họ. Rất nhiều người trong nghiên cứu của Stanley đã đạt được thành tựu lớn sau 45 năm phát triển, và điểm chung giữa họ là có một tư duy hết sức tuyệt vời, khi lọt top 3% điểm SAT cao nhất ngay từ khi mới 13 tuổi.
Họ có thể tự giải được những bài toán hoàn toàn mới, chưa từng được dạy bao giờ. Đồng thời, khả năng nhận thức không gian của họ là cực tốt, tức là bán cầu não trái phát triển mạnh. Điều này cũng giúp khả năng tưởng tượng của họ được nâng cao hơn so với bình thường.
Hay nói cách khác, yếu tố đầu tiên chính là khả năng thiên bẩm mà tạo hóa đã ban tặng. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Theo Stanley chỉ ra, yếu tố quan trọng hơn là cách ươm mầm những tài năng ấy.
Tài năng phải có "đất" để dụng võ, để khả năng ấy phát triển xa hơn. Ví dụ như việc nhảy cóc lớp chẳng hạn. Theo Stanley, những đứa trẻ thiên tài nên được học đúng trình độ, và hoàn toàn có thể bỏ qua một số lớp không cần thiết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thiên tài nhảy cóc lớp có xu hướng hoàn thành học vị tiến sĩ cao hơn tới 60% so với những người cùng khả năng nhưng học theo chương trình bình thường.
Tài năng chỉ là một phần. Quan trọng là cách nuôi dạy và môi trường cho tài năng ấy phát triển
Tài năng, nhưng phải cộng thêm cách nuôi dạy đúng đắn và một môi trường phù hợp sẽ tạo nên một sự nghiệp cực kỳ thành công. Như trong số những người tham gia nghiên cứu của Stanley, nhiều người đã trở thành các nhà khoa học hàng đầu, một số lọt vào top 500 CEO thành công nhất, số khác làm việc tại tòa án tối cao, hoặc trở thành thượng nghị sĩ trong chính phủ.
Tham khảo: Business Insider, Johns Hopkins University
Helino