Nghiên cứu đã chứng minh: Thất bại sớm trong sự nghiệp không phải dấu chấm hết, mà ngược lại, là điều sẽ giúp bạn thành công trong tương lai!
Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn kể về những lần thất bại của mình thì đừng lấy làm ngạc nhiên. Đây có thể là một câu hỏi khá hóc búa, nhưng họ làm vậy là có lý do chính đáng, bởi quá khứ thất bại có thể chính là chìa khoá giúp bạn thành công trong tương lai.
- 05-10-2019CEO công ty hàng đầu nước Mỹ chia sẻ bí quyết thành công: Nhờ thực hiện công thức “2+5+7” mỗi ngày
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu được từ nhóm các nhà khoa học xin tài trợ từ Viện sức khỏe Quốc gia cho dự án trong giai đoạn bắt đầu sự nghiệp (giai đoạn 1999 - 2005). Họ quan sát sự chuyển biến khác biệt giữa nhóm xin tài trợ thành công và nhóm bị từ chối.
Sau đó, họ theo dõi số lượng các báo cáo khoa học được xuất bản của hai nhóm trên, và số lần chúng được trích dẫn trên các tờ báo khác nhau để làm thước đo sự thành công cho các dự án đó.
Kết quả thu về khá ngạc nhiên: Những người trong nhóm thất bại trước đó lại có khả năng làm nên những công trình nghiên cứu với tỷ lệ thành công cao hơn 6.11% so với những nhà khoa học nhận được tài trợ từ Viện.
"Có vẻ những người từng thất bại và lỡ mất cơ hội, phải trải qua khoảng thời gian bế tắc lại thể hiện tốt hơn những người có được thành công ngay từ ban đầu", tác giả nghiên cứu, Giáo sư, Tiến sĩ tại Trường Quản lý Kellogg, Dashun Wang cho biết.
"Không ai miễn nhiễm với thất bại, cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn muốn. Nhưng nếu bạn kiên trì đối mặt với nó, bạn sẽ được đền đáp", Dashun Wang.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể đưa ra số liệu cụ thể để giải thích về mức độ khác biệt của hiệu suất thành công, nhưng họ đã thử nghiệm 10 giả thuyết.
Giáo sư Wang cho rằng hai trong số 10 giả thuyết đó có tính thuyết phục cao.
Ở giả thuyết thứ nhất, những người thất bại phải trải qua nhiều khó khăn và đi cùng đó là nỗ lực lớn hơn những người có xuất phát điểm tốt.
Thứ hai, nhóm các nhà khoa học được nhận tài trợ từ đầu phải tuân theo quy trình định sẵn, điều này có thể đã kìm hãm sự phát triển sự nghiệp của họ. Trong khi đó, những người bỏ lỡ cơ hội trên lại cần nghị lực và khả năng sáng tạo hơn, và điều đó góp phần cho ra những nghiên cứu mới mang tính đột phá.
Wang chia sẻ rằng phát hiện này có vẻ cụ thể đối với những người làm việc trong giới hàn lâm, tuy nhiên, theo quan sát hàng ngày của ông, nó có thể được áp dụng trong bất kỳ trở ngại ngành nghề nào.
"Không ai miễn nhiễm với thất bại, cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn muốn. Nhưng nếu bạn kiên trì đối mặt với nó, bạn sẽ được đền đáp, và điều đó đã được chứng minh."
"Đối với những người thành công ngay khi khởi nghiệp, đây cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh. Nếu bạn chủ quan và tự mãn vì điều đó, sớm muộn gì bạn cũng nếm mùi thất bại".
Phát hiện này có thể giúp những nhà tuyển dụng khi xem xét sơ yếu lý lịch của các ứng viên, Tiến sĩ Wang cho biết thêm.
"Bên cạnh những thành tựu nhất định, chúng ta nên có thêm những cuộc trao đổi về kinh nghiệm thất bại – điều sẽ giúp mọi người có được thành công sau này!"
CNBC