Nghiên cứu khoa học lý giải nguyên nhân khiến chỉ có số ít người thành công sau nhiều lần thất bại, còn đa số lại tiếp tục trượt dài: Phát huy được điều đặc biệt này chính là mấu chốt
Thất bại là mẹ thành công, nhưng sau thất bại cũng rất có thể là những thất bại tiếp theo. Chỉ khi bạn tìm được bài học từ quá khứ và tạo bước ngoặt đáng giá thì cuộc đời mới có thể bứt phá.
- 14-12-2020Đàn ông có 3 đặc điểm này chính là bạn đời "vàng mười", xứng đáng đồng hành trọn đời, phụ nữ có được nhất định phải trân trọng
- 14-12-20209 quy tắc ăn uống ở vùng đất của những người sống thọ nhất thế giới: 90% họ đều ăn rất nhiều rau, hạn chế thịt và đa dạng nguồn dinh dưỡng
- 07-12-2020Viện cớ công việc dùng điện thoại 20/24 giờ, thực hiện "buông bỏ" 60 phút/ngày trong vòng 1 tháng, tôi nhận được lợi ích không ngờ
Nhiều câu chuyện thành công đều bắt nguồn từ những thất bại. Ví dụ: Henry Ford phá sản trước khi thành lập Ford Motor Company; Thomas Edison và các đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm hàng nghìn vật liệu trước khi tạo ra bóng đèn sợi carbon... Chắc chắn đây là những ví dụ đầy cảm hứng. Tuy nhiên, Dashun Wang, Phó giáo sư về quản lý và tổ chức tại Trường Kellogg, lại không nghĩ thành công chỉ là việc đơn thuần cố gắng thử lại nhiều lần sau thất bại, hay việc học hỏi những sai lầm của người khác sẽ giúp cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.
Theo Dashun Wang, cuộc sống của bạn cần có “một bước ngoặt”. Nếu khả năng tiếp thu và phát triển bản thân của bạn vượt trên những nỗ lực trước đó thì cuối cùng bạn sẽ thành công. Chính vì sử dụng cái nhìn sâu sắc này, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán thành công thành công lâu dài của một cá nhân chỉ với một lượng nhỏ thông tin về những nỗ lực ban đầu của người đó.
1. Điều gì là bước đệm tốt nhất để thành công?
Ngày càng có nhiều nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng, thất bại có thể là bước đệm giúp cho bạn trở nên thành công. Thật vậy, trong một nghiên cứu gần đây, chính Dashun Wang đã phát hiện ra rằng: Bước khởi đầu thất bại trong sự nghiệp thường khiến các nhà khoa học đạt được thành công sau này.
Tuy nhiên, Dashun Wang nói: “Bạn không chỉ thất bại một lần”. Bạn có thể thấy những câu chuyện của Ford, Edison và Rowling đã chứng minh một cách rõ ràng rằng con đường dẫn đến thành công thường bao gồm nhiều hơn một bước lùi. Sau hàng loạt thất bại đó, bạn có thể trở thành một Edisons xuất sắc, giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, để đo lường sự thành công của cá nhân và các nhóm khác nhau, Dashun Wang và đồng nghiệp đã nghiên cứu về 3 lĩnh vực cũng như 3 yếu tố để có được thành công bước đầu là: có được nguồn tài trợ; sự dẫn dắt của người đi trước; vị trí và chiến thuật tốt. Khi hội tụ được những yếu tố này, bạn sẽ có một khoản ngân sách được đầu tư cho sự nghiệp, cũng như có người hướng dẫn để tránh những sai lầm đáng tiếng và có một chiến lược tốt hơn cho công ty.
2. Sau thất bại, bạn dựa vào đâu để thành công: Sự may mắn hay khả năng tiếp thu kinh nghiệm?
Theo lý thuyết, thành công phải là kết quả của: “Sự may mắn” hoặc “Khả năng tiếp thu kinh nghiệm”. Nếu chiến thắng chủ yếu là kết quả của sự may rủi, thì tất cả các nỗ lực đều có khả năng thành công hoặc thất bại như nhau, giống như trò tung đồng xu. Trong đó, điều xảy ra trước đó không ảnh hưởng nhiều đến điều xảy ra tiếp theo. Điều đó có nghĩa là nỗ lực lần thứ một trăm của một người điển hình sẽ không thành công hơn lần đầu tiên của họ, vì các cá nhân không tiến bộ một cách có hệ thống.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục nghiên cứu công thức thành công thứ hai là do “Khả năng tiếp thu kinh nghiệm”. Bên cạnh 3 yếu tố thành công như có được nguồn tài trợ; sự dẫn dắt của người đi trước; vị trí và chiến thuật tốt như đã được giải thích phía trên, các nhà nghiên cứu xem xét nỗ lực đầu tiên đến nỗ lực áp chót (ngay trước khi giành chiến thắng), và nhận ra, những người thành công đều tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm một cách hữu ích từ những thất bại trước đó. Chính vì vậy, tỷ lệ thành công của họ sẽ tăng lên đáng kể với mỗi lần thử mới.
Cũng có một số trường hợp cải thiện hiệu suất làm việc của họ theo thời gian dài nhưng vẫn thất bại, thì Dashun Wang cho rằng: “Điều đó cho thấy rằng bạn đang mắc kẹt ở đâu đó mà bạn vẫn chưa nhận ra. Bạn phải tìm được bước ngoặt cho bản thân mình và dần dần cải thiện thì mới có được thành công”.
3. Cơ sở để dự đoán chắc chắn về thành công...
Mô hình này giả định rằng mọi nỗ lực đều có một số yếu tố quan trọng như ngân sách tài trợ, vị trí và chiến thuật tốt để có được thành công. Tuy nhiên, ngay cả khi những người có đầy đủ những yếu tố trên đều có thể gặp thất bại, nhưng nếu họ có tinh thần học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, họ cũng sẽ thành công trong lượt thử sau.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là một mối quan hệ giữa sự tiếp thu kiến thức và chiến thắng cuối cùng. Để dễ hiểu hơn, Dashun Wang ví dụ: “Nếu bạn quan sát sự chuyển đổi giữa nước và băng. Nếu chỉ là sự dao động giữa -5 độ C đến -4 độ C, sẽ không có gì xảy ra, băng vẫn như băng. Tuy nhiên, tại một thời điểm và nhiệt độ cụ thể, băng sẽ bắt đầu tan chảy. Tương tự, nếu khả năng tiếp thu của ai đó dưới ngưỡng cho phép thì coi như họ không học được gì cả. Nhưng những người vượt qua ngưỡng cho phép sẽ có được sự thành công”.
Dashun Wang nói thêm: “Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là bạn không cần phải học hỏi từ tất cả những kinh nghiệm trong quá khứ của mình để có được thành công cuối cùng. Tuy nhiên, có một số thất bại bạn cần chọn lọc và tiếp thu để cố gắng cho thành công sau này”.
4. Cách bạn thất bại có quyết định thành công của bạn không?
Nghiên cứu đã bác bỏ quan điểm thông thường rằng, thành công là sản phẩm của sự tuyệt đối trong cơ hội và cũng làm sáng tỏ những điều mới thực sự cần thiết để một người có được thành công. Ví dụ: Chỉ đơn giản là “thử, thử lại” là chưa đủ.
Dữ liệu cho thấy rằng những cá nhân dưới ngưỡng học tập đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều để có thể có kết quả tốt hơn nhưng cuối cùng lại không được kết quả như mong muôn, do họ chưa kết hợp được những bài học thất bại cần thiết trong quá khứ, cũng như là chưa vượt qua được ngưỡng “bước ngoặt” được đặt ra.
Đối với Dashun Wang, bài học rất rõ ràng: Mọi người nên đánh giá cao phản hồi, cũng như những bài học mà họ học được qua thất bại. Ông nói: “Đây là hai tài sản rất có giá trị mà bạn phải khởi động một nỗ lực khác. Nghiên cứu tiết lộ rằng, hai giá trị này chỉ có thể được phát huy tốt nhất nếu chúng được kết hợp với những nỗ lực mới”.
Thomas Edison đã nói: “Mọi người bỏ cuộc vì họ không biết mình đã tiến gần đến thành công như thế nào”. Chính vì vậy, để có thể có được thành công, bạn không chỉ là “thử lại” sau những lần thất bài, mà còn phải học hỏi rất nhiều để vượt qua chính mình để đạt được “bước ngoặt” cho cuộc đời.
Theo BI