Ngoài gian lận quảng cáo 36 triệu USD, còn rất nhiều hành vi mà Facebook từng đâm đơn kiện đang hiện hữu ở Việt Nam
Ngoài hành vi gian lận quảng cáo, còn nhiều hành vi khác như đánh cắp tài khoản, đánh cắp thông tin, bán lượt thích, theo dõi và bình luận... cũng đã từng bị Facebook khởi kiện, thậm chí không phải một, mà là rất nhiều lần.
- 01-07-2021Việt Nam lọt top 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu 2021
- 01-07-2021Bộ KH&ĐT xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm
- 01-07-2021Reuters: PMI giảm nghiêm trọng ở Việt Nam, Malaysia đang cảnh báo rủi ro tụt hậu của châu Á trong cuộc đua phục hồi kinh tế
Mới đây, Facebook công bố thông tin đã đệ trình đơn kiện chống lại các đối tượng lừa đảo trực tuyến đã vi phạm điều khoản và chính sách quảng cáo của mạng xã hội này.
Đối tượng bị kiện là 4 người Việt Nam và một công ty tiếp thị ở bang California - Mỹ cùng các đại diện của công ty này.
4 người Việt Nam bị cáo buộc đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là “đánh cắp cookie” để truy cập vào tài khoản Facebook của nhân viên tại nhiều công ty quảng cáo và tiếp thị và chạy quảng cáo bất hợp pháp trên nền tảng mạng xã hội Facebook, gây thiệt hại tới 36 triệu USD.
Hai vụ kiện này chỉ là những trường hợp mới nhất mà Facebook từng đệ trình trong suốt ba năm qua, để chống lại việc lạm dụng nền tảng của họ cho các hình thức tội phạm mạng khác nhau. Trong đó có nhiều hành vi vẫn đang hiện hữu tại Việt Nam như việc đánh cắp mật khẩu, bán lượt thích, bình luận, theo dõi...
Có rất nhiều kết quả cho tìm kiếm "mua lượt like trên facebook"...
hay mua lượt theo dõi...
Các trường hợp Facebook từng kiện trước đây bao gồm:
Tháng 3/2019 - Facebook kiện hai người đàn ông Ukraina vì đã sử dụng ứng dụng để thu thập dữ liệu riêng tư và đưa quảng cáo lên newsfeed. Gleb Sluchevsky và Andrey Gorbachov bị tố cáo đánh cắp dữ liệu cá nhân trong nhiều năm.
Tháng 8/2019 - Facebook kiện LionMobi và JediMobi, hai nhà phát triển ứng dụng Android, vì gian lận lượt click quảng cáo.
Tháng 10/2019 - Facebook kiện nhà cung cấp dịch vụ giám sát của Israel là NSO Group với cáo buộc rằng công ty này đã tham gia tích cực vào một loạt vụ tấn công xâm nhập đối với người dùng của dịch vụ nhắn tin WhatsApp.
Tháng 12/2019 - Facebook đã kiện ILikeAd và hai công dân Trung Quốc vì đã lừa người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hình ảnh người nổi tiếng không có thật, nhằm mục đích cài đặt phần mềm độc hại và chạy quảng cáo cho hàng giả.
Tháng 2/2020 - Facebook kiện OneAudience, một nhà sản xuất SDK vì đã bí mật thu thập dữ liệu về người dùng Facebook.
Tháng 3/2020 - Facebook kiện Namecheap, một trong những công ty đăng ký tên miền lớn nhất trên internet, để vạch mặt những tin tặc đã đăng ký tên miền độc hại.
Tháng 4/2020 - Facebook kiện LeadCloak vì cung cấp phần mềm che giấu quảng cáo lừa đảo liên quan đến Covid-19, dược phẩm, thuốc ăn kiêng...
Tháng 6/2020 - Facebook kiện 12 tên miền được sử dụng để lừa đảo người dùng Facebook. Facebook cũng kiện MGP25 Cyberint Services, một công ty điều hành một trang web trực tuyến vì bán lượt thích và bình luận trên Instagram. Facebook còn kiện chủ sở hữu của Massroot8.com, một trang web đã đánh cắp mật khẩu của người dùng Facebook.
Tháng 8/2020 - Facebook kiện MobiBurn, nhà sản xuất SDK quảng cáo bị cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng. Facebook cũng kiện chủ sở hữu của Nakrutka, một trang web bán lượt thích, bình luận và người theo dõi trên Instagram.
Tháng 10/2020 - Facebook đã kiện nhà sản xuất hai tiện ích mở rộng của Chrome vì đã thu thập dữ liệu người dùng.
Tháng 11/2020 - Facebook kiện một công dân Thổ Nhĩ Kỳ vì điều hành mạng lưới ít nhất 20 bản sao Instagram.
Tháng 2/2021 - Facebook kiện hai nhà phát triển tiện ích mở rộng Chrome đã bí mật lấy dữ liệu người dùng từ các trang Facebook.
Tháng 4/2021 - Facebook và Gucci đã đệ đơn kiện chung chống lại một kẻ làm nhái sản phẩm sử dụng Instagram để bán hàng giả.