Ngôi làng tí hon ở Ấn Độ "vui như Tết" khi bà Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ
Bà Kamala Harris tạo lên lịch sử hôm 20/1/2021 khi trở thành người phụ nữ đầu tiên tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ.
- 20-12-2020Vì sao ông Biden và bà Harris không tiêm vắc-xin Covid-19 cùng lúc?
- 11-12-2020Time chọn Joe Biden, Kamala Harris là Nhân vật của Năm
- 08-11-2020Video bà Harris gọi ông Biden báo chiến thắng đạt hơn 4,4 triệu lượt xem trong 30 phút
- 08-11-2020Chân dung Kamala Harris - Người phụ nữ gốc Á sắp trở thành nữ Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
- 08-10-2020Kamala Harris - Mike Pence: Ai thắng trong cuộc tranh luận phó tổng thống?
Ngoài ra, bà Harris còn là người phụ nữ da màu và gốc Nam Á đầu tiên đảm trách cương vị này. Đó cũng là lý do một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ ăn mừng rộn rã khi bà Harris tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ.
Bà Harris, 56 tuổi, là con gái của một gia đình Ấn Độ và Jamaica nhập cư vào Mỹ. Ông ngoại của bà sinh ra ở ngôi làng Thulasendrapuram, cách Chennai khoảng 215 km. Địa danh này thuộc bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Bà Harris đứng giữa phía trước trong bức ảnh chụp cùng mẹ (đứng giữa phía sau) cùng ông bà ngoại và em gái.
Màn ăn mừng bà Harris tuyên thệ nhậm chức diễn ra hoành tráng. Theo dõi trực tiếp trên truyền hình, dân làng đã hô vang khẩu hiệu Kamala Harris muôn năm khi cầm trên tay những bức chân dung của bà. Thậm chí, pháo hoa đã được bắn vào thời điểm người phụ nữ này tuyên thệ nhậm chức.
Người mẹ quá cố của bà Harris là Shyamala Gopalan Harris sinh ra ở Ấn Độ trước khi chuyển đến Mỹ để học tập. Bà sau đó có bằng tiến sĩ về dinh dưỡng và nội tiết từ Đại học California. Tại Berkeley, bà gặp cha của Harris là Donald Harris. Rất nhiều lần, vị nữ Phó Tổng thống đầu tiên nói rằng mẹ chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của cuộc đời mình. Bà Harris chụp ảnh cùng mẹ lúc sinh thời.
Trong khi đó, cha của bà Harris, ông Donald J. Harris, là một nhà kinh tế người Mỹ gốc Jamaica. Ông từng theo học Đại học London trước khi tới Mỹ vào năm 1966 để lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học California. Ông gặp vợ thông qua một phong trào dân quyền. Bà Harris chụp ảnh cùng cha khi còn nhỏ và sau khi trưởng thành.
Pháo hoa được người dân làng, nơi ông ngoại bà Harris sinh ra và lớn lên, ăn mừng bà trở thành Nữ phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Những nghi lễ tôn giáo đặc biệt thu hút nhiều người dân làng tham gia.
Những món bánh truyền thống được làm để ăn mừng người phụ nữ gốc Á trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ sau buổi lễ nhậm chức ngày 20/1/2021.
Pháo nổ khắp nơi trong dịp lễ ăn mừng của người dân làng Thulasendrapuram. Theo CNN, bà Harris - thượng nghị sĩ bang California - trở thành đại diện quyền lực mới trên chính trường Mỹ và cũng đại diện cho hàng triệu phụ nữ Mỹ tại Nhà Trắng.
Người dân chuẩn bị đốt pháo. Bà Harris lớn lên tại California nhưng thường xuyên trở về Ấn Độ thăm gia đình mẹ. Bố và mẹ của bà ly hôn năm 1972.
Những đứa trẻ Ấn Độ thích thú cầm trên tay những tấm hình của vị Phó Tổng thống Mỹ. Bà Harris lớn lên với sự ảnh hưởng sâu sắc của người mẹ gốc Ấn và nền tảng tư duy từ cha mình - một người gốc Phi. Đây là điều được bà thường xuyên nhắc đến trong suốt chiến dịch tranh cử cùng ông Joe Biden.
Những người dân làng cầm trên tay những tấm hình của bà Harris, người đã trở thành niềm tự hào của ngôi làng nhỏ tại Ấn Độ này.
Một đứa trẻ cầm ảnh bà Harris. Trong bài phát biểu hồi tháng 11, bà Harris nhấn mạnh: “Mọi bé gái đang theo dõi tôi phát biểu tối nay sẽ thấy rằng Mỹ là một đất nước của những cơ hội. Với tất cả những đứa trẻ, bất kể giới tính, đất nước đã gửi một thông điệp rất rõ ràng: Hãy ước mơ và tham vọng, với niềm tin và nhìn nhận bản thân theo cách mà người khác không thấy được, đơn giản là vì họ chưa bao giờ thấy điều đó. Hãy biết rằng chúng tôi luôn hoan nghênh các bạn trên mọi con đường”.