MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông 46 tuổi kiên trì tập thể dục nhưng lại bị loãng xương vì nhiều thói quen xấu: Về già muốn “vững vàng” phải nhớ 3 LÀM và 3 KHÔNG

14-11-2021 - 19:35 PM | Sống

Người đàn ông 46 tuổi kiên trì tập thể dục nhưng lại bị loãng xương vì nhiều thói quen xấu: Về già muốn “vững vàng” phải nhớ 3 LÀM và 3 KHÔNG

Thói quen ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng xương. Để giảm thiểu những rủi ro do loãng xương, chúng ta cần thay đổi lối sống ngay từ sớm.

Anh Triệu, 46 ​​tuổi, là người thường xuyên tập thể dục. Nhưng một tháng trở lại đây anh cảm thấy thể lực rất kém, khi tập tạ cơ thể thường không có sức. Anh cũng thường xuyên cảm thấy đau thắt lưng sau khi tập luyện. Tuy nhiên anh Triệu lúc đó cho rằng đó là mệt mỏi tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi.

Tuy nhiên mới tuần trước, anh Triệu đến phòng tập như thường lệ để tập thể dục, anh thấy thể trạng kém nên giảm trọng lượng dụng cụ, không ngờ khi ập lại thấy đau dữ dội. Với sự giúp đỡ của một người bạn, anh đến bệnh viện và được chẩn đoán bị gãy xương do mật độ xương thấp.

Bác sĩ cũng băn khoăn, về lý thuyết, anh Triệu thường thực hiện các bài tập chịu sức nặng, chắc xương sẽ chắc hơn những người cùng tuổi, tại sao lại có trường hợp này? Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ đã tìm hiểu những thói quen sinh hoạt khác của anh Triệu và nhận thấy rằng có 3 thói quen xấu chính là thủ phạm.

Mật độ xương thấp của ông người đàn 46 tuổi xuất hiện là do 3 thói quen sau đây:

1. Thường xuyên ăn thịt, chế độ ăn nhiều protein

Để có cơ bắp, anh Triệu ăn rất nhiều loại thịt khác nhau trong ba bữa mỗi ngày. Ngoài ra anh còn bổ sung thêm bột protein đều đặn. Tuy nhiên chế độ ăn nhiều protein không có lợi cho việc duy trì xương. 

Thịt rất giàu protein và bột protein mà những người tập thể hình tiêu thụ thường là protein động vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng protein động vật càng nhiều thì cơ hội bài tiết canxi càng cao. Ngoài ra, hàm lượng axit béo no trong thịt rất cao sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa tạo thành chất béo không hòa tan, cũng sẽ làm giảm tỷ lệ hấp thụ canxi.

2. Uống nhiều cà phê

Người đàn ông 46 tuổi kiên trì tập thể dục nhưng lại bị loãng xương: Vể già muốn “vững vàng” phải nhớ 3 LÀM và 3 KHÔNG - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: 163

Anh Triệu có thói quen uống cà phê hàng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào cà phê. Hàng ngày, anh thường uống một cốc khi bụng đói vào buổi sáng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, một cốc trước khi tập thể dục vào buổi chiều để nâng cao hiệu quả tập luyện và một cốc khi rảnh hoặc thậm chí trước khi đi ngủ. 

Không ngờ uống quá nhiều cà phê mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng, lượng caffeine trên 330 mg sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương khoảng 1/5. Do đó, quá nhiều caffeine có thể gây mất xương và là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

3. Thích uống đồ uống có ga

Để giữ dáng cơ bắp, anh Triệu từ bỏ rượu nhưng lại mê đồ uống có ga và uống chúng như nước lọc. Anh cho rằng đồ uống có ga có lượng calo tương đối thấp hơn bia, tốt cho sức khỏe hơn đồ uống có cồn và cũng có thể dùng để giải tỏa cơn đói.

Có thể nói uống rượu thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương. Tuy nhiên, thường xuyên uống đồ uống có ga thì nguy cơ loãng xương, gãy xương sẽ cao gấp đôi người bình thường. Do đó, kiêng bia rượu thôi là chưa đủ.

Bác sĩ nhắc nhở: Để phòng bệnh loãng xương, ngoài việc sửa các thói quen xấu, chúng ta phải làm thêm 3 việc

1. Bổ sung thêm các nguyên tố

Mặc dù chế độ ăn hàng ngày của chúng ta cũng chứa nhiều canxi nhưng như vậy vẫn đáp ứng đủ nhu cầu canxi của cơ thể. Bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng là phương pháp đơn giản và hiệu quả hơn, cơ thể cũng dễ hấp thu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi kiên trì tập thể dục nhưng lại bị loãng xương: Vể già muốn “vững vàng” phải nhớ 3 LÀM và 3 KHÔNG - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: 163

Và theo tuổi tác, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ giảm đi. Ngoài việc bổ sung đầy đủ canxi thì các nguyên tố cũng rất cần thiết để nâng cao khả năng hấp thụ của cơ thể cũng rất cần thiết. Mỗi người nên bổ sung thêm vitamin K2, vitamin D, vitamin B12 và nicotinamide để việc hấp thụ canxi được hiệu quả hơn.

Việc bổ sung các chất này giúp duy trì xương tốt hơn, tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương và giảm tỷ lệ gãy xương.

2. Thường xuyên ra ngoài

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có lợi cho quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý tránh nắng vào buổi trưa khi nắng gắt, thời điểm tốt nhất là trước mười giờ sáng và sau bốn giờ chiều.

3. Thường xuyên kiểm tra mật độ xương

Do các triệu chứng ban đầu của bệnh loãng xương không dễ phát hiện nên việc kiểm tra mật độ xương thường xuyên là vô cùng cần thiết. Điều này giúp chúng ta biết được tình trạng xương của mình, phát hiện và điều trị sớm.

Có thể nói, sau tuổi phát triển, xương trong cơ thể của chúng ta sẽ bị suy yếu ở một mức độ nhất định mỗi ngày. Vì vậy, mọi người cần bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương trong suốt cuộc đời, và duy trì sức khỏe xương bằng cách bổ sung đầy đủ các chất cần thiết.

Theo 163

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên