Người Do Thái: Muốn tự do tài chính trước tuổi 30, nhớ kĩ hai điều này, đừng để đến 50 tuổi mới hiểu
Cuộc sống bạn xoay quanh với bận rộn và công việc, thoắt cái đã đến tuổi 30 khi trong tay chẳng có gì, vậy nguyên nhân từ đâu?
- 17-05-2022Cô gái gốc Việt với sứ mệnh mang cà phê quê nhà sang tận Mỹ: Quyết đòi công bằng cho nông dân Việt Nam trên con đường vươn ra thế giới
- 17-05-2022Con cái luôn đối đầu bởi cha mẹ vô tình mắc 4 SAI LẦM: Sửa ngay nếu không hối hận cả đời, đừng đẩy con ra xa vòng tay của mình
- 17-05-2022Đỉnh cao của “tằn tiện vô cực”: Nữ kế toán đi bới rác để tìm đồ ăn, ngủ trên thảm yoga, từ chối mua giấy vệ sinh, chỉ tiêu 200$/tháng
Cuộc sống là chuỗi ngày kéo dài liên tiếp các hoạt động làm việc, học tập và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ít ai biết cách cân bằng giữa những hoạt động này. Bạn tự nghĩ rằng, chỉ có tiết kiệm tiền là sẽ giàu? Điều đó là chưa đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách điều tiết nhịp sống và xây dựng tự do tài chính hợp lý, nhanh chóng.
1. Tìm ra điểm cân bằng giữa giàu và nghèo, bận rộn và nghỉ ngơi
Người nghèo là người như thế nào? Người giàu là người như thế nào?
Trước kia, mọi người cảm thấy trăm phú, triệu phú đã là người có nhiều tiền, nhưng với xã hội ngày nay, đừng nói tới triệu phú, tỷ phú cũng đang dần có nhiều người hơn.
Có thể trong mắt người nghèo, tiền lương trên 10 triệu đồng đã được tính là người giàu, nhưng người có lương 10 triệu đồng lại cảm thấy người có lương 100 triệu đồng mới là người giàu, mà người có lương 100 triệu đồng lại có sự theo đuổi càng cao, càng xa hơn nữa.
Hoàn cảnh và trải nghiệm cuộc sống của mỗi người là khác nhau, đương nhiên khía cạnh nhìn nhận vấn đề cũng khác nhau. Bất kể mỗi người có quan điểm gì, chúng ta cần tự phán đoán đúng sai, tìm được điểm cân bằng giữa "giàu nghèo", "bận nghỉ".
Thay vì tiết kiệm, hãy biết cách đầu tư
Khi nghèo thì đừng tự oán tự trách, khi giàu thì đừng lười biếng, nghỉ ngơi. Bạn cần tìm đúng phương pháp, hiểu được ý nghĩa của việc kiếm tiền, xác định rõ phương hướng, sau đó tiến về phía mục tiêu.
2. Thay vì tiết kiệm, hãy biết cách làm ''tiền đẻ ra tiền''
Người Do Thái cho rằng, cho dù tiêu một đồng tiền, cũng phải phát huy hết toàn bộ giá trị của nó!
Tuy ta thấy, người Do Thái rất "thích tiền", nhưng trên thực tế, cái họ thấy: Không có tiền để tiêu giống như bỏ một viên đá xuống hòm, trừ nặng ra thì chả có điểm gì khác cả.
Trong cuộc sống rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cố hữu, họ cho rằng chỉ có tiết kiệm tiền, mới là cách bền vững nhất. Điều này không sai nhưng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, không những sẽ không tăng giá trị, mà còn sẽ bị mất giá bởi lạm phát. Dựa vào lợi nhuận của ngân hàng để kiếm tiền, chắc chắn sẽ không giàu có, chi bằng cầm tiền đi tham khảo một vài hạng mục đầu tư quản lý tài chính, làm cho "tiền đẻ ra tiền"!
Vì không có tiền, chúng ta ăn, mặc không bằng ai cả. Người ta có tiền ăn ngon, uống kĩ, sống trong cao ốc, ăn sơn hào hải vị, mặc lụa là gấm vóc, chúng ta chỉ có thể nhìn, sau đó thì tự đả kích tinh thần, không có cách nào khác.
Dù tiêu một đồng tiền, cũng phải phát huy hết toàn bộ giá trị của nó
Vì không có tiền, thân phận và địa vị của chúng ta cũng thấp hơn so với người ta. Nhìn lúc kính rượu mà xem, toàn là kính người có tiền thôi. Khi giao lưu, thường là người có quyền có thế nói mới có trọng lượng. Còn chúng ta thì sao? Chỉ có thể nghe theo bất kì ai sắp xếp.
Tôi nghĩ, cách duy nhất để khiến lời nói có trọng lượng là kiếm thật nhiều tiền. Kiếm thật nhiều tiền thì có thể nâng cao chất lượng sống của mình, có thể nâng cao giá trị bản thân nữa. Nhưng, không phải nói kiếm tiền là kiếm được ngay. Người kiếm tiền giỏi là thiểu số, đa số là người không kiếm được nhiều tiền, đa số là kiếm tiền bằng thể lực nhưng bỏ ra sức lực nhiều như thế nào thì tiền cũng không kiếm được là bao.
Nếu bạn có tiền trong tay, ngủ cũng ngon hơn. Có tiền có thể cải thiện được mối quan hệ trong gia đình mình. Không có tiền, bố mẹ, vợ con cũng xem thường bạn. Có tiền, vợ sẽ luôn mặt mày rạng rỡ chào đón bạn. Đến người thân còn quan tâm đến lợi và thế, huống chi người ngoài.
Thế giới này cũng rất thực tế, thực tế đến kinh khủng. Cách xa tiền, cơ hồ như chúng ta chả làm được gì cả. Có tiền, có thể xây dựng tốt mối quan hệ giữa người và người, cũng có thể khiến gia đình hòa thuận. Phàm tục nhiều chuyện, mỗi chuyện khác nhau, không phải một hai câu là có thể nói rõ được.
Trí Thức Trẻ