Nhà đầu tư “nín thở” trước ngày đại náo của ETF
Trong bối cảnh thị trường không có quá nhiều điểm nhấn thông tin kinh tế vĩ mô thì động thái tái cơ cấu danh mục của 2 quỹ ETF trong ngày 16/9 được dự báo là sẽ gây ra sự xáo trộn mạnh, đặc biệt tại nhóm cố phiếu bluechips.
- 12-09-2016Những điều NĐT cần chú ý trong tuần giao dịch 12/9 – 16/9
- 12-09-2016Hôm nay, nhà đầu tư cẩn thận kẻo đặt nhầm lệnh!
- 12-09-2016Không phải HPG, NKG hay KDC, đây mới là cổ phiếu "béo bở" nhất trong 1 tháng qua
Đồng thời, phiên giao dịch ngày hôm nay 12/9 cũng là thời điểm quy chế giao dịch mới được áp dụng tại cả hai sàn giao dịch HOSE và HNX.
Điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch cuối tuần trước đến từ giao dịch tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó không thể không kể đến các NĐTNN với giá trị bán ròng lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
VNM là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm số nhất từ VN Index khi sụt giảm 7,69% sau khi bị bán ròng gần 4 triệu cổ phiếu trong tuần qua. Nhiều khả năng áp lực bán ròng mạnh này có thể bắt nguồn từ việc 2 tổ chức nước ngoài là Grinling International Limited và Amersham Industries Limited cùng đăng ký bán ra 4,5 triệu cổ phiếu VNM từ ngày 6/9 đến 5/10.
Có thể nói, xu hướng chung của thị trường, đà bán ròng đột biến của khối ngoại kéo dài từ nửa cuối tháng 8 đến nay đã tạo ra áp lực đáng kể với chỉ số, đặc biệt khi quy mô bán ròng tại các bluechips đã vượt khá xa quy mô tái cơ cấu danh mục ETF quý 3/2016.
Minh chứng cho hiện tượng này là việc VNM bị tổ chức lớn bán ra bất chấp thông tin 2 quỹ ETF liên tục đưa VMM vào rổ danh mục. Cụ thể, sau ETF FTSE VN, ETF VNM cũng đã đưa cổ phiếu VNM với tỷ trọng 8% và loại PVT và SHB khỏi danh mục.
Đặc biệt, ETF VNM cũng giảm 1% quy mô nắm giữ ở cổ phiếu Việt Nam từ 81,3% xuống còn 80,3%. Đây là lần giảm quy mô thứ 2 liên tiếp. ETF VNM sẽ thực hiện giao dịch bán ròng 9,4 triệu USD (tương đương 210 tỷ đồng) ở thị trường Việt Nam để mua tăng tỷ trọng ở cổ phiếu ngoại quốc.
Cổ phiếu VNM vào danh mục 2 ETF sẽ gây xáo trộn đáng kể cho các cổ phiếu khác trong danh mục khi có đến 28/32 cổ phiếu bị bán ròng trong kỳ tái cơ cấu lần này.
Tuy nhiên, theo chiều hướng tích cực, trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây, thanh khoản dồi dào và dư thừa tại hệ thống ngân hàng tạo ra bệ đỡ tốt đối với chỉ số. Tổng hợp chung các yếu tố kể trên giới phân tích có cùng nhận định, trong kỳ tái cơ cấu 2 quỹ ETF sẽ tạo áp lực điều chỉnh lên chỉ số đặc biệt tại VN Index.
Mặc dù vậy, sau đó 2 chỉ số nhiều khả năng sớm tìm lại điểm cân bằng và duy trì xu hướng tích lũy tích đi ngang trong vùng 660-680 điểm.
Các chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư có thể cân nhắc tăng thêm từ từ tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại những mã cổ phiếu mà ETF bán ra có cơ bản tốt và triển vọng sáng nhằm đón đầu kỳ công bố kết quả kinh doanh trong quý 3 đang tới gần.
Trí Thức Trẻ