Những địa phương chênh lệch giàu nghèo lớn nhất: Người giàu thu nhập cao gấp 10-12 lần người nghèo
Bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- 26-05-2022Ồ ạt rút BHXH một lần: Tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động
- 26-05-2022Thương mại điện tử có giá trị hàng tỷ USD, nhà kinh doanh online đang sử dụng những nền tảng trực tuyến nào để tối đa lợi nhuận?
- 26-05-2022Vốn FDI giải ngân vào Việt Nam tăng cao nhất trong nửa thập kỷ, đâu là lĩnh vực hút vốn lớn nhất?
Kết quả của Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có TNBQ đầu người cao nhất cả nước với 7 triệu đồng/tháng. Địa phương có TNBQ đầu người thấp nhất cả nước là Sơn La và Điện Biên với mức 1,7 triệu đồng/tháng, bằng 1/5 địa phương có TNBQ đầu người cao nhất.
5 địa phương có TNBQ đầu người cao nhất và 5 địa phương có TNBQ đầu người thấp nhất năm 2020. Đơn vị: triệu đồng/tháng (Nguồn: GSO)
Tính theo vùng, Đông Nam Bộ là nơi có TNBQ đầu người cao nhất với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng, cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Ngoài ra, Khảo sát cũng đưa ra mức TNBQ đầu người phân theo 5 nhóm thu nhập, từ nhóm 1 (gồm 20% dân số nghèo nhất) tới nhóm 5 (gồm 20% dân số giàu nhất). Theo đó, trên cả nước, nhóm hộ giàu nhất có TNBQ đầu người đạt 9,1 triệu đồng/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất với mức thu nhập đạt 1,1 triệu đồng.
Vùng có chênh lệch lớn nhất giữa các nhóm thu nhập là Trung du và miền núi phía Bắc, nhóm thu nhập cao nhất có TNBQ cao gấp 9 lần so với nhóm thu nhập thấp nhất và Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức chênh lệch thấp nhất với 5,36 lần.
Cụ thể, tại Trung du và miền núi phía Bắc, nhóm hộ giàu nhất có TNBQ đầu người đạt 6,3 triệu đồng/tháng trong khi TNBQ đầu người của nhóm hộ nghèo nhất chỉ đạt 633.000 nghìn đồng/tháng. Còn tại Đồng bằng sông Hồng, TNBQ đầu người của nhóm 1 đạt gần 2 triệu đồng/tháng nhưng TNBQ của nhóm 5 đạt hơn 10 triệu đồng/người/tháng.
Theo từng tỉnh, thành, Cao Bằng là địa phương có mức chênh lệch giữa các nhóm thu nhập cao nhất. Cụ thể, nhóm 5 có TNBQ đầu người đạt 5,9 triệu đồng/tháng, cao gấp 12,66 lần nhóm 1 với mức thu nhập chỉ gần 500.000 đồng/tháng.
Một số tỉnh khác có mức chênh lệch trên 10 lần giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất là Quảng Trị, Quảng Bình, Sơn La và Yên Bái.
Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh là nơi có mức chênh lệch giữa 2 nhóm hộ giàu nhất và hộ nghèo nhất thấp nhất. Nhóm hộ giàu nhất có TNBQ đầu người 11,8 triệu/đồng tháng, cao gấp 3,5 lần nhóm hộ nghèo nhất với mức thu nhập 3,4 triệu đồng/người/tháng.
Theo khu vực nông thôn và thành thị, mức chênh lệch ở nông thôn khá cao, gần 8 lần với TNBQ đầu người của nhóm 1 chỉ đạt 900.000 đồng/tháng và nhóm 5 đạt 7,4 triệu đồng/tháng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sự phân hóa giàu nghèo giữa 2 nhóm thu nhập ở khu vực thành thị có xu hướng giảm từ 7,2 lần năm 2019 xuống còn 5,3 lần năm 2020.