Những niềm tin sai lệch mà bạn cần tránh nếu không muốn tự hủy hoại sự nghiệp của mình
Lý do khiến nhiều người cố gắng mãi vẫn không thành công là bởi họ có những niềm tin sai lầm về thành công.
- 21-08-2018Nghệ thuật xin ý kiến đóng góp từ sếp: Nhân viên dưới 30 tuổi nhất định phải biết để thể hiện sự cầu tiến và sớm được thăng chức!
- 21-08-2018Thất nghiệp, 8X này không thể ngờ mình lại "phát tài" nhờ kinh doanh đồ bỏ đi của người khác
Một lý do mà hầu hết mọi người không thành công là họ có những niềm tin sai lầm về thành công.
Mắc sai lầm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Điều quan trọng là bạn nói gì với bản thân sau những sai lầm đó. Tự nhìn lại bản thân sau mỗi lần phạm sai lầm sẽ giúp bạn rút ra những bài học hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tiêu cực về bản thân là điều không cần thiết và khiến bạn gục ngã. Nó có thể đẩy bạn vào vòng xoáy cảm xúc tồi tệ, khó giải thoát tâm trạng.
Việc bạn tự nhìn nhận bản thân lại được quyết định bởi những niềm tin quan trọng mà bạn nắm giữ về bản thân. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thành công của bạn cũng như là một rào cản ngăn bạn tiến lên.
Như Henry Ford từng nói: "Cả những người tin rằng họ có thể và những người tin rằng họ không thể đều đúng".
TalentSmart đã kiểm tra trí thông minh cảm xúc EQ của hơn 1 triệu người và nhận thấy rằng, 90% người có sự thể hiện tốt đều có chỉ số EQ cao. Những người thành công, có chỉ số EQ cao đều có một khả năng quan trọng: Khả năng nhận ra và kiểm soát sự đánh giá tiêu cực, giúp họ vượt qua các rào cản để khai thác tối đa tiềm năng của bản thân.
Chúng ta có thể nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp giữa EQ và thu nhập. Những người thành công này kiếm được nhiều hơn trung bình 28.000 USD mỗi năm so với những người đồng nghiệp có EQ thấp. Họ được thăng chức thường xuyên hơn và nhận được điểm cao hơn khi đánh giá về hiệu suất công việc.
Khi nhắc đến việc tự nhìn nhận bản thân, chúng tôi phát hiện ra 6 niềm tin phổ biến nhưng bất lợi, trở thành rào cản lớn hơn bất kỳ điều gì khác. Hãy chú ý để chúng không làm hỏng sự nghiệp của bạn.
1. Tin rằng sự hoàn hảo là yếu tố đảm bảo thành công
Như một bản tính cố hữu, con người đều có thể mắc sai lầm. Khi lấy sự hoàn hảo làm mục tiêu, bạn sẽ không bao giờ đạt được nó và luôn có cảm giác thất bại. Những người luôn muốn sự hoàn hảo tuyệt đối sẽ mất rất nhiều thời gian để băn khoăn vì những thứ họ không đạt được, than thở và dằn vặt bởi cảm giác thất bại, thay vì có thời gian tận hưởng những thành quả họ đã đạt được.
Theo đuổi sự hoàn hảo không phải là thước đo của thành công. Hãy cứ dấn thân, chấp nhận những sai lầm và học hỏi từ chính những sai lầm đó. Sau mỗi lần vấp ngã, bạn sẽ trưởng thành và tiến gần đến với thành công hơn.
2. Thất bại hay thành công của mỗi người đã được an bài bởi định mệnh
Quá nhiều người đồng thuận với ý tưởng rằng sự thành công hay thất bại của họ được quyết định bởi định mệnh. Đừng lầm tưởng, số phận của bạn nằm trong tay bạn, do chính bạn quyết định. Đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài sự kiểm soát của bạn chỉ là ngụy biện.
Đôi khi, bạn sẽ phải đối mặt với những ván bài khó chơi trong cuộc sống, và đôi khi bạn lại có trong tay con át chủ bài. Sự sẵn sàng đối mặt sẽ cho bạn tất cả những điều cần thiết để xác định thành công hay thất bại trong cuộc đời.
3. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó/ Tôi nhất định sẽ làm điều đó
Không có thứ gì trong cuộc sống này mà bạn có thể tránh hoàn toàn hoặc nhất định phải làm. Đóng khung hành vi của bản thân bằng những từ như "luôn luôn" hay "không bao giờ" là một hình thức tự hại sự nghiệp của chính mình. Nó khiến bạn tin rằng bạn không kiểm soát được bản thân nếu vượt ra ngoài giới hạn đó và chẳng bao giờ dám thay đổi. Đừng bao giờ chịu thua chính mình.
4. Tôi chỉ thành công khi người khác chấp nhận tôi
Bất kể mọi người nghĩ gì về bạn ở bất kỳ thời điểm nào, có một thứ chắc chắn rằng bạn không bao giờ trở nên tốt hơn hay xấu hơn bởi những điều người khác nói về bạn. Bạn không thể không phản ứng trước những điều người khác nói về mình, nhưng hãy xem đó như một hạt muối trong đại dương. Bằng cách đó, bất kể mọi người nghĩ gì về bạn, giá trị của bản thân bạn xuất phát từ bên trong.
5. Quá khứ quyết định tương lai
Nhắc đi nhắc lại quá khứ không thành công sẽ làm xói mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn không tin tưởng bản thân có thể đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai. Hãy nhớ rằng, thành công phụ thuộc vào khả năng đối mặt với thất bại của bạn và khả năng đó tăng lên dần sau mỗi lần vấp ngã. Bất kỳ thành công đáng giá nào đều đòi hỏi bạn phải chấp nhận rủi ro, dám dấn thân. Đừng để những thất bại trong quá khứ khiến bạn mất niềm tin vào khả năng thành công của mình.
Huffington Post