Những vụ kinh doanh thất bại phía sau thành công của Richard Branson: Tự đặt thử thách, kiên trì tới cùng, ngã "sấp mặt" thì lại đứng lên!
Sự kiên trì có thể có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm cả làm việc chăm chỉ, sự cống hiến, và khả năng bảo vệ ý tưởng của bạn trước những ý kiến nghi ngờ. Có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời nghe rất điên rồ khi lần đầu tiên chúng được mô tả, và có thể rất khó cho người khác có thể chấp nhận chúng ngay.
- 21-07-2019Tỷ phú Reid Hoffman: Đây sẽ là cách nhanh nhất giúp bạn vượt qua khoảnh khắc "đen tối" của cuộc đời
- 19-07-2019Tỷ phú Jeff Bezos: Muốn cuộc sống hạnh phúc và không còn gì hối tiếc ở tuổi 80, hãy tự hỏi mình 12 câu hỏi này ngay bây giờ
- 19-07-2019Tỷ phú viết di chúc giao hết tài sản cho con gái nuôi, con trai ruột chẳng nhận được gì và lý do xúc động đằng sau
Qua nhiều năm, tôi đã thấy có một mẫu hình nhất định trong số những người đã đi thành công từ cách tân đến khởi nghiệp. Họ biết cách đi những bước vừa đủ lớn để mang tính thử thách, nhưng vừa đủ nhỏ trong khả năng lãnh đạo của họ để đi đến mục tiêu.
Doanh nhân càng nhiều kinh nghiệm thì mỗi bước đi đó càng lớn, và thành quả họ đạt được càng nhiều. Vận dụng những gì họ đã học được, những nguồn lực mà họ đã tích tụ, và sự tự tin mà họ đã đạt được, các doanh nhân thành đạt cho phép mục tiêu của họ mở rộng ra để tương xứng với khả năng của họ.
Những người không đi được những bước như vậy sẽ phải chịu một trong hai số phận sau: Họ đi những bước nhỏ có mức độ rủi ro thấp, nhưng không thể đưa họ đi xa được. Hoặc họ đi những bước quá lớn so với khả năng của họ, và họ không tránh được sẽ vấp ngã. Chìa khóa của vấn đề là tìm ra bước đi phù hợp với bạn, với đủ mức độ thử thách để khiến cho mọi việc thú vị hơn, nhưng không quá nhiều để rút cục bạn ngã đau và thâm tím mình mẩy đến mức độ bạn không thể gượng dậy được để thử lại lần nữa.
Sự kiên trì có thể có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm cả làm việc chăm chỉ, sự cống hiến, và khả năng bảo vệ ý tưởng của bạn trước những ý kiến nghi ngờ. Có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời nghe rất điên rồ khi lần đầu tiên chúng được mô tả, và có thể rất khó cho người khác có thể chấp nhận chúng ngay. Các ví dụ cụ thể bao gồm trường hợp của Telsa (một công ty sản xuất ô tô mới - thật chứ?), Twitter (những dòn tin chỉ dài tối đa 140 ký tự - bạn chắc đang đùa) và SpaceX (công ty này sẽ chẳng bao giờ thành công!).
Tôi thường thấy mọi người gặp khó trong khi theo đuổi ý tưởng của họ, sợ rằng những người khác, bao gồm cả cha mẹ họ, sẽ không chấp thuận. Tôi thường nhắc nhở những người muốn xin lời khuyên của tôi rằng sự chống đối đối với những ý tưởng của bạn thực ra chính là một món quà, vì nó cho bạn cơ hội được kiểm nghiệm sức mạnh của niềm tin nơi bạn.
Nếu ngay từ đầu bạn đã không sẵn lòng chiến đấu vì ý tưởng của mình, bạn sẽ không thể chiến đấu vì chúng khi các thách thức trở nên dồn dập hơn. Nếu tất cả mọi người luôn đồng ý với những ý tưởng của bạn, bạn sẽ không bao giờ biết được bạn tin tưởng mạnh mẽ vào chúng đến đâu, hay liệu bạn đang theo đuổi chúng vì chính bản thân bạn hay vì người khác. Sự chấp thuận tuyệt đối cũng có nghĩa là có lẽ bạn vươn chưa đủ xa hay không kiếm được những nhà phê bình khách quan cho ý tưởng của bạn.
Những người đã đạt được những thành tựu đáng kể đều đã từng đối mặt với những người phản đối các ý tưởng của họ, nhưng họ vẫn có khả năng kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Nhìn vào họ khi họ đã đạt được một mức độ thành công nhất định, thường chúng ta không thấy được sự cống hiến của họ khi đối diện với những chỉ trích lúc ban đầu. Sẽ có ích hơn nếu ta nhìn vào toàn bộ cuộc hành trình của họ, để xem họ đã bắt đầu thế nào, những bước đi ban đầu của họ, và cách họ xây dựng mỗi thành tựu của họ trên cơ sở thành tựu trước đó. Những điểm đặt chân sẽ ngày càng cách xa nhau hơn, nhưng đó vẫn sẽ là cả một con đường, với nhiều trở ngại dọc đường.
Richard Branson là một ví dụ hấp dẫn. Là người sáng lập ra Tập đoàn Virgin, vốn bao gồm hơn 400 công ty con, Branson bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của ông với những dự án nhỏ, và với mỗi lần thành công, ông lại vươn mình xa hơn một chút. Branson khởi sự với một tờ tạp chí cho sinh viên, sau đó mở thêm một công ty bán băng đĩa qua thư. Sau đó, ông mở một cửa hàng băng đĩa, cửa hàng đó sau này được ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng mang tên Đĩa hát Virgon (Virgin Records). Ông chọn cái tên Virgin vì cả ông và đội ngũ nhỏ của ông lúc đó đều mới vào nghề.
Sau khi thành công trong lĩnh vực bán lẻ, ông phát triển một nhãn hiệu đĩa hát riêng, cũng tên là Virgin Records. Ông cứ tiếp tục mở rộng như vậy - thêm một hãng hàng không, một khu bảo tồn thú lớn, và một công ty điện thoại di động - trên cơ sở kinh nghiệm, nguồn lực và sự tự tin mà ông có được. Như ông nói trong cuốn tự truyện của mình: "Nguồn vui cuộc đời của tôi đến từ việc đặt cho chính tôi những thử thách lớn và rõ ràng là không thể vượt qua được, và cố gắng vươn xa hơn những thử thách đó... Từ góc độ muốn sống một cuộc đời trọn vẹn nhất, tôi cảm thấy tôi phải thử điều đó".
Tuy nhiên, cuộc du hành của ông cũng đầy những thất bại, bao gồm cả những thất bại được một bài báo mới đây trên tạp chí NextUp Asia miêu tả như sau:
Virgin Cola, được Richard Branson tung ra vào năm 1994 với tư cách là đối thủ của Coca Cola, đã hoàn toàn biến mất. Thời trang Virgin (Virgin Clothes), được đưa ra thị trường chứng khoán năm 1996, đóng cửa và các cổ đông phải chịu lỗ, sau khi nổi lên với những xu hướng mới đầy hứa hẹn về những trang phục sắc sảo hơn cho thnah niên. Tiền Virgin (Virgin Money) được tung ra với một chiến dịch quảng cáo gây nhiều tranh cãi nhưng lan truyền nhanh chóng trên mạng Internet, bị chỉ trích bởi giới phê bình vì sử dụng hình ảnh Richard Branson nhô lên khỏi mặt biển mà không mặc quần áo gì, nhưng lại không mang lại lợi nhuận tài chính lớn như mong đợi cho các cổ đông. Sau đó đến Virgin Vie, Virgin Vision, Virgin Vodka, Virgin Jeans, Virgin Brides, Virgin Cosmetics và Virgin Cars.
Branson cho biết: "Thử thách là theo đuổi một ý tưởng lớn đến cùng. Nếu bạn có một ý tưởng lớn, bạn cần phải thử thực hiện nó. Và nếu như bạn có ngã sấp mặt, hãy tự đứng lên và thử lại lần nữa. Hãy học hỏi từ những lỗi lầm của chính mình. Và hãy nhớ rằng bạn phải tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của khách hàng, nếu bạn muốn thành công".
*Bài viết được trích từ cuốn sách "Khởi nghiệp sáng tạo: Khai mở và mang ý tưởng của bạn ra thế giới".
Trí thức trẻ