MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei: Việt Nam đang đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN bất chấp những thách thức lớn phía trước

Việt Nam đang kỳ vọng tái cơ cấu cũng như cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020, qua đó thu về khoảng 11 tỷ USD, tương đương hơn 10% mức nợ công.

Theo Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam (SCIC), ngân hàng UBS AG Singapore và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã được chọn làm đơn vị tư vấn bán 3,33% cổ phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Đây là phiên đấu giá lượng cổ phiếu còn tồn lại của Vinamilk sau thương vụ năm 2016.

Số cổ phiếu này được dự kiến sẽ chào bán vào tháng 10 tới đây và thu về khoảng 6,5-7 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 300 triệu USD.

Những công ty được chỉ định tư vấn mới này thay thế cho nhóm tư vấn cũ cho thương vụ năm 2016, bao gồm Morgan Stanley Asia, SSI và VinaCapital.

Dẫu vậy, cho dù phiên chào bán lần này thành công, chính phủ vẫn nắm 36% cổ phần tại Vinamilk và giữ quyền chủ động trong doanh nghiệp.

Trong phiên chào bán năm 2016, hãng Fraser and Neave (F&N) của Singapore đã mua 5,4% cổ phần thông qua 2 công ty con với giá trị 144.000 đồng/cổ, tương đương 500 triệu USD tổng giá trị và cao hơn 7,7% so với giá thị trường.


Hiện F&N đang là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Vinamilk với 18,74% cổ phần.

Hiện F&N đang là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Vinamilk với 18,74% cổ phần.

Theo ước tính của Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HCM), lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay của Vinamilk ước đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch SCIC, ông Nguyễn Đức Chi cho biết Vinamilk là một tài sản có giá trị và họ sẽ rút kinh nghiệm qua mỗi lần chào bán. Ông Chi cho biết việc chào bán cổ phần của Vinamilk cần được tiến hành thận trọng nhằm tránh ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu Vinamilk phiên 2/10 đóng cửa ở mức 148.500 đồng, thấp hơn 0,47% so với phiên trước đó.

Còn nhiều thách thức

Việc cháo bán cổ phần Vinamilk là một trong những yếu tố quan trọng của SCIC trong kế hoạch thoái vốn 10 công ty quốc doanh gồm FPT, Bảo hiểm Bảo Minh, nhựa Bình Minh…

Việt Nam đang cố gắng đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa trong năm nay nhằm nới lỏng tình hình tài chính quốc gia. Số liệu chính thức vào tháng trước cho thấy nợ công của Việt Nam đã tăng lên đến 118 tỷ USD, tương đương 61% GDP của năm 2015, gần tiếp cận với mức trần 65%.

Thậm chí một số chuyên gia cho rằng mức nợ công còn cao hơn nếu tính đến những khoản bảo lãnh nợ của chính phủ cho các công ty quốc doanh.

Chính phủ Việt Nam đang cần thêm tài chính nhằm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện dịch vụ công, qua đó duy trì mức tăng trưởng 6,7% cho năm 2017. Ngoài ra, việc cải tổ cơ cấu nền kinh tế cũng được cho là cần thiết để đáp ứng thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018.

Các quan chức lãnh đạo đã công khai nêu tên cũng như phê bình những giám đốc công ty quốc doanh làm chậm tiến độ cổ phần hóa. Những biện pháp như phê bình, cắt giảm lương hay phạt tiền, thậm chí truy tố đã được áp dụng cho những trường hợp làm chậm tiến độ cổ phần hóa.

Vào tháng trước, Bộ tài chính đã đề nghị chuyển 2 công ty quốc doanh Sabeco và Habeco từ Bộ Công Thương sang cho SCIC quản lý nếu Bộ này không thể hoàn thành bản cáo bạch cho 2 doanh nghiệp trên trước tháng 10/2017.

Cả Sabeco và Habeco đều đang niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức vốn hóa tương ứng 7,2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn thấy những thương vụ cổ phần hóa phải được diễn ra nhanh chóng với quan điểm chính phủ không kinh doanh bia rượu và sữa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những mảng kinh doanh này sẽ hoạt động tốt hơn dưới sự điều hành của kinh tế tư nhân.

Việt Nam đang kỳ vọng tái cơ cấu cũng như cổ phần hóa 137 công ty quốc doanh từ nay đến năm 2020, qua đó thu về khoảng 11 tỷ USD, tương đương hơn 10% mức nợ công.

Dẫu vậy, báo cáo của Eurasia Group vào tháng 9/2017 cho thấy mục tiêu trên sẽ gặp nhiều khó khăn do những rào cản về sự thiếu minh bạch, kiểm toán yếu, quản lý kém và tình trạng tham nhũng.

Trong 3 quý đầu năm nay, khoảng 34/137 doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã được thông qua kế hoạch cổ phần hóa và dự kiến 44 công ty nữa sẽ được duyệt trong năm nay. Tuy vậy, mới chỉ có khoảng 11 công ty quốc doanh cổ phần hóa thành công và đặt ra áp lực lớn cho chính phủ trong quý cuối cùng của năm.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại biểu hiện khá tích cực trước thông tin cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Chứng khoán Việt Nam đã tăng 20% từ đầu năm đến nay.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với 14 tập đoàn lớn nhằm thảo luận về việc cải thiện hệ thống luật pháp cũng như môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Hiện mảng tư nhân mới chỉ đóng góp được 43% GNP cho Việt Nam.

Vào tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thành lập tổ tư vấn kinh tế với các chuyên gia đến từ nhiều nước như Pháp, Nhật Bản, Singapore, Mỹ nhằm đề xuất chiến lược, lộ trình phát triển kinh tế trong nước và vươn lên toàn cầu cho Việt Nam.

Theo AB

Thời Đại

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên