MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nở rộ công ty cho vay ngang hàng

19-10-2019 - 18:11 PM | Tài chính - ngân hàng

Việt Nam có khoảng 154 công ty hoạt động trong mảng Fintech thì có 25 công ty hoạt động trong mảng cho vay ngan hàng. Tuy nhiên, thực tế con số đó có thể cao hơn nhiều.

Ngày 18-10, Diễn đàn Kinh tế TP HCM năm 2019 chủ đề "Phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế" được tổ chức. Liên quan đến sự phát triển Fintech (công nghệ trong tài chính) tại Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Công Gia Khánh- Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: Từ hơn 40 công ty Fintech vào cuối năm 2016, đến tháng 5-2019, Việt Nam có khoảng 154 công ty hoạt động trong mảng Fintech.

Trong 154 công ty này thì có khoảng 60 công ty có trụ sở tại TP.HCM. Những đại diện nổi bật là Momo (thanh toán), Abivin (quản lí chuỗi cung ứng) đều có trụ sở chính hoặc chi nhánh ở TP.HCM.

Các công ty này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như thanh toán, gọi vốn cộng đồng, blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS/mPOS, cho vay, so sánh thông tin...

Ước đoán công ty Fintech hoạt động trong mảng thanh toán và ví điện tử là 37 doanh nghiệp, chiếm 24%. Kế đến là mảng cho vay (lending- cho vay ngang hàng - PV ) chiếm 16% với 25 công ty. Xếp thứ ba là mảng chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền (Blockchain, Crypto & Remittance) với 22 công ty, chiếm 14%. Trong số các công ty Fintech hoạt động ở Việt Nam hiện nay có khoảng 70% là các công ty khởi nghiệp của Việt Nam.

Trước đó, cơ quan chức năng cho biết trong 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở nước ta thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Singapore. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong một số công ty này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng.

Thậm chí, Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình từng cho biết qua nghiên cứu và theo dõi, hiện có khoảng 60-70 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng của Trung Quốc sau khi mô hình P2P đổ vỡ tại quốc gia này đã tràn sang Việt Nam. 

Theo đánh giá từ Ngân hàng Nhà nước, một số công ty đã đăng ký hành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự giới thiệu là công ty P2P Lending, cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về lĩnh vực này.

Mặc dù số lượng các công ty Fintech đang ngày càng nở rộ nhưng PGS. TS. Gia Khánh cho rằng hiện vẫn chưa có những công ty Fintech trong nước có quy mô lớn, chưa có các chính sách thuế ưu đãi đối với nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm như một số trung tâm Fintech trên thế giới.

Đáng chú ý, các cơ quan quản lý thường phản ứng thận trọng và quản lý theo cách riêng hơn là chủ động, đối thoại như tại các nước trên thế giới.

Theo Thùy Linh

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên