Phỏng vấn 4 người trẻ về tự do tài chính: "Ở tuổi 26 tôi đã nghỉ hưu cùng bố mẹ"
Có rất nhiều người trẻ, cặp vợ chồng ý thức được ích lợi của việc tự do tài chính từ sớm khi cố gắng đạt số tiền tiết kiệm gấp 25-30 lần chi phí để có thể bỏ việc, sống theo đam mê.
- 23-04-2022TikToker Xù LèO: Chuyên làm clip đồng quê, hé lộ thu nhập trăm triệu VND/tháng, dám vay bố mẹ 800 triệu VND lên Đà Lạt đầu tư
- 23-04-20223 khoản đầu tư không bao giờ lỗ: Giúp bạn kiếm tiền, mua nhà - sắm xe và còn hơn thế nữa
- 23-04-20223 sai lầm khiến nhà mất giá: Điều thứ 3 mang lại hậu quả nặng nề nhất nhưng hầu hết mọi người đều mắc phải
Cụm từ "tự do tài chính" và "nghỉ hưu sớm" gần đây rất phổ biến, đặc biệt là với những người trẻ. Trên thực tế phong trào FIRE đã bắt đầu từ năm 1992 tại Mỹ khi nhiều chuyên gia bắt đầu so sánh chi phí, thu nhập với thời gian sống của mỗi người. Bằng cách tiết kiệm tới 50-70% thu nhập cho các khoản đầu tư, những người sống theo FIRE có thể bỏ việc nghỉ hưu sớm bằng khoản tiền lãi.
Hiện nay, giới trẻ đã ý thức được ích lợi tự do tài chính từ sớm khi cố gắng đạt số tiền tiết kiệm gấp 25-30 lần chi phí (tuỳ từng trường hợp và công thức tính) để có thể bỏ việc, sống theo đam mê. Phỏng vấn nhanh 5 người trẻ để thấy mỗi người đều có cách thực hiện khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là hướng tới một mục tiêu đó là tự do tài chính.
Xiao He (22 tuổi)
Tiết kiệm để tự do tài chính
Xiao He vừa tốt nghiệp trường đại học về nghệ thuật. Cô đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc tự do tài chính của mình, dù đang thất nghiệp. Kế hoạch sẽ là nghỉ hưu vào năm 2045 khi 47 tuổi. Trước đó, cô cần tiết kiệm đủ tiền mặt để mua hai căn nhà diện tích nhỏ.
Xiao He rất có ý thức tiết kiệm. Ngay từ còn nhỏ cô đã dành dụm tiền Tết, tiền làm thêm, tiền học bổng,... Số tiền này đã tích lũy qua các năm được 44.000 tệ (158 triệu đồng). Cô đặt mục tiêu năm nay là tiết kiệm được 80.000 tệ (288 triệu đồng).
Tại sao bạn muốn nghỉ hưu trước khi bắt đầu làm việc?
Khi được hỏi câu hỏi này, Xiao He bình thản nói: "Sau khi tốt nghiệp, tôi chợt nhận ra mình không còn là sinh viên nữa, phải bắt đầu cuộc sống tự lập. Con đường tìm việc khó khăn đã khiến tôi dần có ý thức quản lý tài chính. Tiền lương quyết định sự sống còn của tôi. Tôi muốn giao phó phần đời còn lại của mình cho những người và những thứ tôi yêu thích".
Mặc dù kế hoạch này có thể không thành hiện thực, nhưng Xiao He đã nghĩ trước về cuộc sống hưu trí của mình. Khi về hưu không có nghĩa là ngừng làm việc. Cô vẫn chọn làm một số công việc nhẹ nhàng để có thể dành thời gian rảnh rỗi của mình với gia đình, du lịch và đọc sách.
Allison (30 tuổi):
Tiết kiệm + Khởi nghiệp để nghỉ hưu ở tuổi 26
Khi còn nhỏ, Allison cũng nghĩ rằng nghỉ hưu sớm sẽ cần tiết kiệm một cách chăm chỉ, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Năm 2016 sau khi tốt nghiệp cao học, Allison dạy tiếng Anh được hai năm thì phải dừng lại do gặp tai nạn.
Thu nhập cao trong quá trình làm việc, trong hai năm Allison đã tiết kiệm được rất nhiều tiền. Đồng thời cô kiếm thu nhập thụ động liên tục nhờ bán các khóa học trực tuyến do mình tạo ra. Trong năm đầu tiên về hưu, cô đi du lịch vòng quanh châu Âu, nướng bánh lava ở nhà, gặp gỡ bạn bè vào cuối tuần và tận hưởng mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Allison bắt đầu theo đuổi lối sống tối giản, thân thiện với môi trường cách đây 5, 6 năm. Cô có chi phí sinh hoạt không cao, dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân, đọc sách, tập thể dục, yêu đương...
Nhưng sau một thời gian, sự trống trải và bất lực khi không làm được gì bắt đầu ập đến với cô. Vì vậy, Allison bắt đầu điều hành thương hiệu thể thao của riêng mình và tự tạo nội dung truyền thông, mang lại thu nhập liên tục. Điều này giúp cô có cảm giác giá trị hơn trong cuộc sống, mà vẫn tận hưởng sự thoải mái, nhẹ nhàng.
Những năm gần đây, Allison đi du lịch và sinh sống khắp nơi trên thế giới, học yoga ở Ấn Độ, thức dậy ở Hy Lạp, nhìn ra King's Landing, khiêu vũ thâu đêm ở Budapest... Mùa hè năm nay cô đến Berlin.
Nói về cách sống của mình, cô cho rằng: "Trên đời này không có cách sống nào là nên cả, đó là sự lựa chọn của chúng ta. Tôi nghĩ dù sống theo kiểu nào thì trước hết chúng ta phải quan tâm đến nội tâm của mình. Thực sự nghỉ hưu sớm hay tự do tài chính nên xuất phát từ cảm giác an toàn bên trong".
Hongbo (32 tuổi): Áp dụng lối sống FIRE
Hongbo là giám đốc của công ty kinh doanh một sản phẩm công nghệ. Công việc này đã khiến anh trải qua quá nhiều lo lắng và không chắc chắn về sự phát triển trong tương lai. Sau khi tham khảo ý kiến của vợ, họ đồng ý rằng nên nghỉ hưu trước tuổi 40, tức là vào năm 2027. Và thực hiện kế hoạch như sau:
B1. Mua hai căn nhà vào năm 2015 và 2017 ở thành phố, sau đó mua căn nhà thứ ba ở quê vào năm 2018. Dự kiến trong tương sẽ cho thuê hai căn nhà ở thành phố và về quê sinh sống.
B2. Chỉ đẻ 1 con để không có áp lực tài chính về nuôi nấng và giáo dục.
B3. Sau khi trả hết nợ thế chấp mua nhà, tiết kiệm ít nhất 4 tỷ đồng để nghỉ hưu.
B4. Trau dồi sở thích của bản thân và cố gắng tìm kiếm một công việc phụ nhẹ nhàng sau khi nghỉ hưu.
Về cách tiết kiệm tiền, Hongbo hiện đang thực hiện tiêu dùng tối giản. Điện thoại di động Apple trước đây sử dụng đã được thay thế bằng một chiếc máy Android tầm trung với giá khoảng 2000 tệ (7,2 triệu đồng). Anh không định mua xe, tiết kiệm tiền thuê chỗ đậu xe, chi phí nhiên liệu, bảo trì,... Hongbo mua ít quần áo nhất có thể, cố gắng tự nấu ăn và chỉ thỉnh thoảng đi ăn ngoài vào cuối tuần.
Trong kế hoạch của Hongbo, cuộc sống sau khi nghỉ hưu sẽ không phải dậy sớm vì áp lực đi làm, không phải làm công việc mình không thích và có nhiều thời gian rảnh để làm việc riêng.
Cặp đôi Tian Ze: Tiết kiệm và nghỉ hưu ở tuổi 30
Tian Ze luôn có suy nghĩ sợ hãi bạn bè sẽ vượt mặt, họ giàu có và tự chủ về tài chính. Nhưng sau đó cô nhận ra rằng: "Kiếm tiền mang lại cho mọi người cảm giác an toàn, nhưng không nhiều người thực sự thích thú với công việc đang làm. Nếu đúng như vậy, tại sao bạn không làm điều gì đó thực sự yêu thích càng sớm càng tốt, thay vì bị bó buộc trong môi trường không yêu thích?".
Vì vậy, Tian Ze bắt đầu nghỉ hưu khi mới 30 tuổi. Khi đó, Tianze chỉ có hai căn hộ nhỏ mà cô mua được nhờ sự giúp đỡ của gia đình và một khoản tiền tiết kiệm nhỏ chưa tới 1 tỷ đồng với chồng. Đồng thời, Tianze cũng dùng số tiền này đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khoán và chăm sóc nông trại của gia đình để mở rộng thêm thu nhập.
Khi nói về sự khác biệt trong cuộc sống trước và sau khi nghỉ hưu thì sự thay đổi rõ ràng nhất là giờ đây cô hoàn toàn là chính mình 24 giờ một ngày và không còn phải lo lắng về những cuộc điện thoại vào nửa đêm hay một số tương tác trong xã hội không hiệu quả chiếm thời gian nữa. Tian Ze cũng nhắc nhở mọi người rằng một khi đã rời nơi làm việc thì rất khó quay đầu lại và cần phải suy nghĩ thật kỹ.
Theo 360doc
Nhịp sống Việt