Binance, Gemini... có vai trò như thế nào trong việc ngăn chặn các giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp?
Theo Cointelegraph, các chính phủ trên toàn cầu đã dần nhận thức rõ hơn về thị trường tiền điện tử và các phương pháp để có thể quản lý được thị trường này. Tuy nhiên, những người phản đối tiền điện tử vẫn cho rằng loại tài sản này gióng như như một công cụ cho những kẻ xấu và tội phạm.
- 30-04-2022WhatsApp thành công từ nguyên tắc căn bản: Phục vụ khách hàng
- 30-04-2022'Thúc' các doanh nghiệp thương mại điện tử ngoại kê khai và nộp thuế ở Việt Nam
- 30-04-2022Phía sau việc Việt Nam lọt top thế giới về độ phổ biến tiền điện tử và theo đuổi blockchain khi “chưa giàu”
Theo Cointelegraph, các chính phủ trên toàn cầu đã dần nhận thức rõ hơn về thị trường tiền điện tử và các phương pháp để có thể quản lý được thị trường này. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử và số lượng các công ty tài chính uy tín tham gia thị trường ngày càng tăng, nhưng những người phản đối tiền điện tử vẫn cho rằng loại tài sản này giống như như một công cụ cho những kẻ xấu và tội phạm.
Cụ thể, một số nền tảng tiền điện tử và các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) đã bị xâm phạm trong những năm qua. Song, Cointelegraph cho biết, trộm tiền là bước dễ nhất, trong khi việc chuyển số tiền đã và rút tiền ra gần như là không thể.
Tại sao lại như vậy? Do hầu hết các giao dịch tiền điện tử được ghi lại trên một sổ cái công khai, đóng vai trò lưu trữ tất cả các giao dịch về tiền điện tử. Ngay cả khi tin tặc sử dụng các dịch vụ trộn tiền khác nhau để che giấu nguồn gốc của dòng tiền, các công cụ giám sát giao dịch vẫn có thể xác định được các giao dịch bất hợp pháp đó.
Thông qua nghiên cứu nghiêm ngặt, các công ty nghiên cứu tiền điện tử như Chainalysis và Elliptic đã phủ nhận quan điểm rằng tiền điện tử là một nơi lý tưởng cho tội phạm tài chính che giấu các giao dịch bất hợp pháp. Cụ thể, một báo cáo gần đây của Chainalysis cho thấy, tỷ lệ giao dịch tiền điện tử có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp vào năm 2021 chỉ là 0,15%.
Tỷ lệ giao dịch tiền điện tử có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp giai đoạn 2017-2021. Nguồn: Chainalysis
Tiền điện tử đã trở nên phổ biến hơn trong vài năm qua, ông Dmytro Volkov, Giám đốc công nghệ tại sàn giao dịch tiền điện tử CEX.IO, nói với Cointelegraph khái niệm tiền điện tử chủ yếu được sử dụng bởi tội phạm đã lỗi thời.
"Quan niệm tiền điện tử chủ yếu được sử dụng bởi tội phạm có lẽ có nguồn gốc từ rất lâu và là một quan niệm sai lầm vào thời điểm hiện tại. Sự thật là khía cạnh bất biến của blockchain làm cho việc che giấu các giao dịch bất hợp pháp trở nên rất khó khăn. Khi sổ cái được công bố công khai, nhóm phân tích có thẩm quyền có thể dễ dàng theo dõi và ngăn chặn tin tặc và kẻ rửa tiền trước khi thiệt hại xảy ra".
"Miễn là đội bảo mật luôn chủ động và đón đầu xu hướng của công nghệ blockchain, chúng tôi có thể tiếp tục bảo vệ khách hàng của mình. Khi ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển, tôi tin rằng quan niệm về tiền điện tử được sử dụng chủ yếu bởi tội phạm sẽ mờ dần", ông nói thêm.
Đã có một số trường hợp tội phạm bị phát hiện đang cố "tẩu tán" số tiền điện tử bị đánh cắp sau nhiều năm kể từ ngày xảy ra vụ trộm, ví dụ gần đây nhất là Bitfinex. Thông qua blockchain, các nhân viên thực thi pháp luật đã theo dõi số Bitcoin (BTC) bị đánh cắp có giá trị ước tính khoảng 4 tỷ USD và cuối cùng bắt giữ Heather Morgan và chồng cô Ilya Lichtenstein, một chuyên gia an ninh mạng.
Ông Derek Muhney, Phó chủ tịch điều hành tại Coinsource cho hay: "Hãy nhìn vào vụ hack Bitfinex năm 2016. Các cá nhân liên quan đã cố gắng tẩu tán khoảng 4,5 tỷ USD tiền điện tử bằng cách sử dụng một số phương pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ quan thực thi pháp luật vẫn có thể theo dõi số tiền thông qua blockchain, xác định thủ phạm và thu hồi một phần đáng kể số tiền bị đánh cắp. Những trường hợp như thế này chứng minh rằng, tội phạm có thể cố gắng tận dụng tiền điện tử nhưng sẽ không thành công".
Trao đổi tiền điện tử đóng một vai trò quan trọng
Các sàn giao dịch tiền điện tử đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và ngăn chặn hoặc khóa các khoản tiền bị đánh cắp, vì sàn giao dịch đóng vai trò như những điểm dừng để tiền điện tử chuyển sang dạng tiền pháp định.
Gần đây, Binance đã chặn số tiền bị đánh cắp trị giá 6 triệu USD liên quan đến vụ hack cầu Ronin. Binance tiết lộ rằng, tin tặc đã cố gắng rút ra 5,8 triệu USD trên tổng số 600 triệu USD thông qua 86 tài khoản.
Theo ông Tigran Gambaryan, Phó chủ tịch điều tra và tình báo toàn cầu tại Binance, mặc dù tội phạm sẽ tiếp tục sử dụng tiền điện tử để rửa tiền, nhưng các sàn giao dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại những tên tội phạm này:
Sàn giao dịch tiền điện tử lớn của Mỹ Gemini cho biết rằng các công cụ phân tích "cùng với tính minh bạch của chính blockchain, cho phép Gemini cung cấp tài sản kỹ thuật số theo cách tuân thủ, đồng thời thúc đẩy hơn nữa niềm tin vào hệ sinh thái tiền điện tử".