Quyết định mở cửa thị trường tài chính, Trung Quốc đã và đang làm gì để níu chân nhà đầu tư nước ngoài khi bị Mỹ đe doạ "giáng đòn" mạnh?
Nước này cũng nới lỏng các quy định mua cổ phiếu và trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, đây chính là điều nhiều nhà quản lý quỹ bắt buộc phải làm khi nhiều rổ chỉ số lớn đã nâng tỷ trọng của cổ phiếu Trung Quốc.
- 29-09-2019Bất chấp Mỹ gây sức ép, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục mở cửa thị trường tài chính
- 27-09-2019Bất chấp chiến tranh thương mại, Trung Quốc quyết tâm mở rộng "cánh cửa" 43 nghìn tỷ USD chào đón Phố Wall và hứa sẽ không "chèn ép" các công ty nước ngoài
- 11-09-2019Cánh cửa bước vào thị trường 20.000 tỷ USD của Trung Quốc vừa được mở rộng thêm một bước
Trong khi chiến tranh thương mại đang gây khó khăn cho "dòng chảy" hàng hoá giữa Mỹ và Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc quyết định mở cửa ở một lĩnh vực khác: Thu hút nhiều ngân hàng nước ngoài, nhà cung cấp bảo hiểm và các công ty cung cấp dịch vụ tài chính khác mở rộng hoạt động. Nước này cũng nới lỏng các quy định mua cổ phiếu và trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, đây chính là điều nhiều nhà quản lý quỹ bắt buộc phải làm khi nhiều rổ chỉ số lớn đã nâng tỷ trọng của cổ phiếu Trung Quốc. Các nhà quản lý tài chính hàng đầu của Bắc Kinh cho biết tự do hoá sẽ thúc đẩy tương lai. Các công ty và nhà đầu tư nước ngoài đang hứng khởi nhưng con đường này sẽ không hề dễ dàng.
1. Mở cửa mang lại sự thay đổi gì?
Năm 2019, Trung Quốc đã nới lỏng quy định mua lại dành cho các công ty nước ngoài đối với các ngân hàng địa phương. Chính quyền nước này cũng cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ cổ phần kiểm soát trong các công ty bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán và quỹ tương hỗ và cho biết quyền sở hữu hoàn toàn của công ty nước ngoài sẽ được áp dụng vào năm 2020.
Các công ty nước ngoài giờ đây cũng có thể là bên bảo lãnh chính cho tất cả các loại trái phiếu và có thể kiểm soát các công ty quản lý tài sản, quản lý quỹ hưu trí và công ty môi giới giao dịch nội bộ. Chương trình kết nối sàn chứng khoán Thượng Hải - London đã chính thức khởi động vào tháng 6, cho phép các công ty niêm yết trên một sàn chứng khoán khác. Một chương trình kết nối tương tự được triển khai vào năm 2014 cho phép bất kỳ công ty nào có dịch vụ môi giới tư vấn ở Hồng Kông có thể giao dịch tại Thượng Hải và Thâm Quyến.
2. Những công ty nào đã "nhập cuộc"?
UBS, JPMorgan, Nomura đã có được sự chấp thuận từ các nhà quản lý để giành quyền kiểm soát phần lớn trong liên doanh vốn cổ phần tại địa phương. Goldman Sachs, Morgan Stanley và DBS đã nộp đơn chờ phê duyệt. Credit Suisse đã đồng ý mua cổ phần từ đối tác liên doanh vốn cổ phần. Được biết, Citigroup cũng đang có ý định một liên doanh với quyền kiểm soát đa số.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều công ty lớn khác không tránh được sức hút của thị trường Trung Quốc. Công ty bảo hiểm của Đức Allianz được "bật đèn xanh" hồi năm ngoái trong việc thành lập một công ty bảo hiểm được sở hữu hoàn toàn bởi nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc. Mastercard đã nộp đơn xin giấy phép liên doanh với NetsUnion Clearing tại Bắc Kinh. S&P Global Ratings được phép kinh doanh tại đại lục thông qua một đơn vị địa phương vào tháng 1/2019.
3. Điều gì khiến thị trường Trung Quốc lại hấp dẫn đến vậy?
Ngành công nghiệp dịch vụ tài chính của Trung Quốc trị giá 43 nghìn tỷ USD. Ngay cả một hoạt động nhỏ cũng có thể sinh lời. Bloomberg Intelligence ước tính rằng - không xét đến tình trạng kinh tế giảm tốc hoặc thay đổi tất yếu, các ngân hàng và công ty chứng khoán nước ngoài có thể kiếm được khoản lợi nhuận là hơn 9 tỷ USD mỗi năm tại Trung Quốc vào năm 2030.
Guo Shuqing, người đứng đầu cơ quan điều tiết ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, nhận thấy thị trường nước này sẽ tạo "room" đáng kể cho nhà đầu tư nước ngoài. Ông cho biết, tính đến ngày 25/5, các công ty nước ngoài chỉ nắm giữ 1,6% tài sản ngân hàng của quốc gia và 5,8% của thị trường bảo hiểm. Con số trên đã có sự dao động trong các năm qua. Giữa năm 2019, công ty nước ngoài nắm giữ khoảng 3,1% thị trường khoán Trung Quốc và 2,2% trên thị trường trái phiếu. Trong khi đó, cuối năm 2017 chỉ là 2,1% và 1,6%.
4. Còn những rào cản nào?
Mối đe doạ của việc bị tách rời khỏi Mỹ, trong bối cảnh chính quyền ông Trump cân nhắc hạn chế đầu tư vào Trung Quốc, sẽ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy, Trung Quốc tuyên bố vẫn mở cửa thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, thông báo về việc cho phép các công ty nước ngoài có quyền sở hữu hoàn toàn đối với những công ty bảo hiểm và khác vào năm 2020 hiện vẫn chưa có khuôn khổ rõ ràng. Hơn nữa, rào cản "vô hình" vẫn còn tồn tại rất nhiều, trong đó có việc tiếp cận một thị trường vốn bị chi phối bởi các công ty được chính phủ hậu thuẫn đã có mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Quá trình nộp đơn từ, giấy phép vẫn chưa minh bạch, điều này có thể khiến các nhà đầu tư chán nản. Ví dụ, Visa và Mastercard đã phải chờ đợi nhiều năm mới có thể bước chân vào thị trường Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh mở cửa ngành thanh toán bù trừ vào năm 2015.
5. Thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ ra sao?
Cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc lần đầu tiên được đưa vào các rổ chỉ số lớn của thế giới (theo từng giai đoạn). Cổ phiếu được đưa vào MSCI và FTSE Rusell. Còn trái phiếu được đưa vào Bloomberg Barclays Global Aggregate Index and các chỉ số GBI-EM của JPMorgan. Điều này dự kiến có thể thu hút hàng chục tỷ USD từ các quỹ đầu tư vào các chỉ số này.
Tuy nhiên, không phải sự khởi đầu nào cũng nhận được hưởng ứng nhiệt tình. Tháng 9, các nhà quản lý đã loại bỏ một hệ thống hạn ngạch cho đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc, cho phép các quỹ toàn cầu chỉ cần đăng ký trước khi mua tài sản. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước đáp ứng được hạn ngạch đã có trước đó chỉ là 1/3. Hệ thống này được gọi là QFII, được triển khai vào đầu những năm 2000.
Tuy nhiên, những biến động xảy ra ở những năm gần đây, trong đó có đợt bán tháo mạnh, đã khiến lãi suất sụt giảm. Một số nhà đầu tư cũng lo ngại về việc không thể lấy lại tiền do chính phủ Trung Quốc kiểm soát vốn.
6. Trung Quốc sẽ có được điều gì?
Lợi ích đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ là gấp đôi. Trước đó, ông Trump đã chỉ trích Trung Quốc đơn phương hưởng lợi từ thương mại toàn cầu và do đó việc mở cửa khiến hoạt động thương mại dường như cân bằng hơn. Ngoài ra, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã cho rằng động thái này là một bước đi hiệu quả để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Trung Quốc, cũng như phân bổ vốn hiệu quả hơn và thu hút đầu tư nước ngoài.