Rót hơn 6 tỷ vào các công ty Nhật Bản, Warren Buffett dự tính đặt cược vào lạm phát và biến động thị trường?
Mới đây, Warren Buffett đã chi hơn 6 tỷ USD để mua cổ phần trong 5 công ty Nhật Bản. Theo Financial Times, các doanh nghiệp này có mô hình kinh doanh vững chắc, nhưng lại không được đánh giá cao. Nói một cách khác, định giá của các công ty này có vẻ khá rẻ. Vậy động lực đằng sau thương vụ này là gì?
- 01-09-2020Đây là bí quyết được Warren Buffett phát hiện từ năm 10 tuổi và giúp ông xây dựng khối tài sản khổng lồ sau 80 năm
- 31-08-2020Món quà đặc biệt Bill Gates tặng Warren Buffett trong sinh nhật lần thứ 90
- 28-07-2020Không cần phải nói nhiều, Warren Buffett “âm thầm” chứng minh tầm nhìn của một thiên tài thông qua khoản đầu tư từ 4 năm trước
5 công ty thương mại lớn của Nhật Bản – bao gồm: Mitsubishi Corp, Mitsui & Co, Sumitomo, Itochu và Marubeni, đều đáp ứng đáp ứng tiêu chí của vị huyền thoại đầu tư, Đó là, được định giá thấp vì chịu ảnh hưởng bởi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và giá hàng hóa sụt giảm vào đầu năm nay. Nhà tiên tri xứ Omaha đã tiết lộ khoản đầu tư 6,3 tỷ USD vào 5 doanh nghiệp này và báo hiệu rằng ông còn tăng thêm lượng nắm giữ.
Trong bối cảnh Berkshire đang sở hữu khối tiền mặt khổng lồ 150 tỷ USD và danh mục đầu tư cổ phiếu trị giá khoảng 200 tỷ USD – dẫn đầu là cổ phần trong Apple, thì việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản có vẻ không phải là hướng đi đúng nhưng lại là một thông điệp thú vị.
Hiện tại, định giá của các công ty công nghệ Mỹ đang tăng vọt và giá cổ phiếu cũng có khả năng tăng mạnh dù không có thông tin nào đặc biệt. Cổ phiếu ngành ngân hàng – một lĩnh vực Warren Buffett vốn ưa thích từ lâu, đang tụt lại phía sau vì chịu lỗ từ các khoản vay và lãi suất ở mức thấp trong lịch sử. Theo đó, nhà đầu tư đang phải đối mặt với nhiều biến động, bất ổn và rủi ro lạm phát.
Khoảng 1/5 lợi nhuận của các công ty thương mại Nhật Bản được Warren Buffett đầu tư đến từ các loại hàng hóa có tính chu kỳ và các hoạt động liên quan đến nguồn tài nguyên. Trong những năm gần đây, họ đã chuyển hướng sang hoạt động gọi vốn tư nhân và đầu tư mạo hiểm, do đó Berkshire cũng có thể nhận được nhiều lợi ích từ những thương vụ và đầu tư trong tương lai, được thúc đẩy bởi hậu quả của đại dịch.
Trong khi đó, mức giá của hàng hóa – dẫn đầu là các kim loại như đồng và vàng, đã hồi phục mạnh trong những tháng gần đây, cũng như thị trường trái phiếu kỳ vọng về lạm phát dài hạn. Chỉ số theo dõi giá các loại kim loại đã tăng 1/3 so với mức giá của tháng 3 và ở mức cao nhất trong 16 tháng.
Ngoài ra, yếu tố đóng vai trò quan trọng ở đây là đồng USD đang rớt giá – giảm từ mức cao hồi tháng 5/2018 so với rổ tiền tệ của các nước G10. Trong khi đó, tiền tệ hàng hóa (commodity currency) và cổ phiếu của các công ty công nghiệp toàn cầu đã tăng mạnh. Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận, nhưng dường như một đợt "kích thích tái lạm phát" (reflationary trade) đang dần được hình thành.
Những sự kiện trên diễn ra nhờ một phần nỗ lực cứu nền kinh tế của Fed. Tuần trước, NHTW Mỹ khẳng định rằng họ sẽ cho phép tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn trong những năm tới. Đây là một lựa chọn về chính sách có khả năng thúc đẩy giá hàng hóa tăng mạnh hơn nữa. "Mắc kẹt" trong khoảng thời gian xu hướng giá giảm kéo dài cả thập kỷ, một rổ tiền tệ hàng hóa đang cho thấy dấu hiệu sẽ bứt phá.
Trong bối cảnh đó, việc nắm giữ cổ phần trong các công ty thương mại có "dấu chân" trên toàn cầu thực sự là một điều hấp dẫn, cũng giống như việc Berkshire mua cổ phần của 1 trong những công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới – Barrick Gold. Cùng thời điểm đó, Warren Bufett cũng cắt giảm lượng nắm giữ trong các ngân hàng vốn đã gắn bó trong thời gian dài.
Các ngân hàng có thể được hưởng lợi từ việc thị trường biến động mạnh hơn, nhưng các công ty thương mại dường như là một khoản đặt cược tiềm năng hơn. Đó là bởi họ có thể có lợi thế từ việc chi phí đi vay thấp và giá hàng hóa tăng.
Giờ đây, phần lớn sự thuận lợi của thương vụ này phụ thuộc vào việc lạm phát có thực sự xảy ra hay không và đó vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với các nhà kinh tế và nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự kết hợp của việc chính sách tiền tệ được nới lỏng và chi tiêu của chính phủ đang tăng lên được thúc đẩy bởi các NHTW đang tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường tài chính. Và khi các công ty công nghệ lớn đang thăng hoa, Apple và các công ty trong ngành dường như rất "đắt khách" khi cổ phiếu đang giao dịch cao hơn so với dự báo lợi nhuận.
Cách tiếp cận không giống ai của tỷ phú Warren Buffett chính là việc tăng cổ phần trong những công ty và lĩnh vực đang có mức định giá rẻ, cùng với đó là có thể hưởng lợi từ mức lạm phát cao hơn và sự kiểm soát của NHTW với lãi suất. Một số ý kiến chỉ trích đã nói đến những thành quả trái chiều của vị tỷ phú trong những năm gần đây. Dẫu vậy, điểm đặc biệt của đầu tư dài hạn thành công chính là việc nhận ra sự thay đổi trong góc nhìn và mua vào những cổ phiếu có lợi thế hơn trước số đông.
Tham khảo Financial Times