MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau hàng loạt khoản đầu tư “nghìn tỷ” vào Vietjet Air, Novaland, Viglacera, FPT Shop,... Dragon Capital cũng rót nghìn tỷ vào VPBank

Dragon Capital thực sự là cái tên nổi bật nhất trong các thương vụ IPO, chào bán cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế Việt Nam.

Báo cáo của quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ đầu tư do Dragon Capital quản lý - ngày 17/08 cho thấy, VPBank đã lọt vào top 10 các khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất của quỹ này với 3,3% tương đương 40,2 triệu USD (hơn 900 tỷ đồng). Bên cạnh các cổ phiếu ngân hàng đã được nắm giữ từ lâu như MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội, ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu thì việc đầu tư vào VPBank đã khiến cho giá trị đầu tư vào ngành ngân hàng của VEIL tăng lên, chiếm 20,3% NAV và là ngành lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản của quỹ.


Top 10 khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của VEIL ngày 17/08

Top 10 khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của VEIL ngày 17/08

Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất ngày 24/08, VPBank đã rời khỏi top 10 NAV của VEIL, thay vào đó lại là ACV. Nguyên nhân có thể là do cổ phiếu VPB từ ngày 17/08-24/08 đã giảm 7%, từ giá 39.000 đồng xuống còn 36.250 đồng. Như vậy, khoản đầu tư của VEIL cũng giảm xuống còn 37,4 triệu USD.


Top 10 khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của VEIL ngày 24/08

Top 10 khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của VEIL ngày 24/08

Một quỹ khác thuộc Dragon Capital là Vietnam Equity (Ucits) Fund (VEF) cũng đã đưa VPBank vào top 10 nắm giữ với tỷ trọng 7,32% NAV của quỹ, đứng vị trí thứ 4, tương đương gần 9,5 triệu USD (khoảng 216 tỷ đồng).


Top 10 Holdings của VEF ngày 24/08

Top 10 Holdings của VEF ngày 24/08

Tính chung, 2 quỹ lớn nhất của Dragon Capital đang nắm hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu của VPBank.

VPB chào sàn ngày 17/08/2017 với giá tham chiếu 39.000 đồng. Sau khi giảm giá, cổ phiếu này đã có 5 phiên liền đóng cửa tại mức giá 36.300 đồng. Trong phiên giao dịch đầu tiên, VPB gây sốc cho nhà đầu tư khi sau 15 phút của phiên ATO, VPB khớp tổng cộng 46 triệu cổ phiếu ở giá tham chiếu, trong đó khối ngoại mua 37,4 triệu đơn vị tương đương 1.450 tỷ đồng.

Dragon Capital thực sự là cái tên nổi bật nhất trong các thương vụ IPO, chào bán cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Từ Vietjet Air, Novaland, Viglacera cho đến PNJ, Thế giới di động, chứng khoán Bản Việt và mới nhất là FPT Shop hay thép Nam Kim (NKG) đều thấy sự tham gia của quỹ ngoại này với các khoản giải ngân từ hàng trăm tỷ đồng đến nghìn tỷ đồng.

Mai Linh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên