So găng nhà máy ôtô sắp xây đầu tiên ở Đông Nam Á của Hyundai với nhà máy của VinFast: VinFast có nên lo lắng?
Hyundai vừa ký thỏa thuận sơ bộ hôm 26/11 cho việc xây nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên ở Indonesia, đánh dấu sự chuyển hướng từ Trung Quốc. Nếu nhà máy này phục vụ thị trường Đông Nam Á, liệu các hãng ô tô nội khu vực có bị đe dọa?
- 30-11-2019Bloomberg: Ấn Độ không muốn ký RCEP vì sợ ảnh hưởng đến dân nghèo, Nhật Bản quyết không tham gia nếu thiếu Ấn Độ
- 29-11-2019Forbes: Tại sao Việt Nam cần tới 6 hãng hàng không?
- 29-11-20194 yếu tố đưa Việt Nam trở thành "câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ" tiếp theo của Đông Nam Á
Động thái này của Hyundai xuất phát từ việc doanh số của Hyundai tại thị trường Trung Quốc sụt giảm, nơi Hyundai đã phải tạm dừng hoạt động 2 nhà máy trong năm nay. Khoản đầu tư vào nhà máy sản xuất ôtô ở Indonesia sẽ được phân bổ từ nay cho đến 2030, gồm cả việc phát triển sản phẩm và chi phí vận hành. Theo Reuters, nhà máy này sẽ nằm ở thành phố Bekasi, phía tây thủ đô Jakarta, thuộc tỉnh West Java.
Hiện các nhà máy của Hyundai trong khu vực, trong đó có nhà máy TC Motor Hyundai Việt Nam, chỉ ở dạng liên doanh và lắp ráp, không phải nhà máy sản xuất.
Nếu so sánh với VinFast, nhà máy này được đầu tư ít hơn với 1,55 tỷ USD, trong khi VinFast là 3,5 tỉ USD. The Jakarta Post cho biết, nhà máy này sẽ có diện tích 77,6 hecta, có nghĩa là bằng khoảng 1/4 nhà máy VinFast có diện tích 335 hecta. Nhà máy ở Indonesia dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2021, tức là sẽ xây dựng trong khoảng 2 năm, còn nhà máy VinFast đã xây dựng trong vòng 21 tháng. Với công suất ban đầu mỗi năm 150.000 xe và kỳ vọng tăng lên thành 250.000 xe, công suất của nhà máy này cũng sẽ thấp hơn VinFast.
Xe VinFast
Tuy nhiên, trong cùng dòng SUV, so sánh giá bán VinFast LUX SA2.0 và Hyundai SantaFe2.4 thì giá của VinFast đang cao hơn Hyundai. Nếu được giảm thuế khiến giá xe thấp hơn nữa thì đó sẽ là một điểm lợi thế cho Hyundai.
Hyundai có kế hoạch sản xuất các loại xe thể thao đa dụng nhỏ (SUV) và xe đa dụng (MPV), và đang xem xét cả xe điện (EV) - phù hợp với thị trường Đông Nam Á.
Việc xây dựng nhà máy tại chỗ giúp Hyundai tránh mức thuế nhập khẩu từ 5% đến 80% trong khu vực ASEAN. Nhà máy sẽ tập trung phục vụ Indonesia - thị trường ôtô lớn nhất khu vực, và các quốc gia khác thuộc ASEAN, cụ thể là Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Nhà máy mới này cũng sẽ cho phép Hyundai đảm bảo việc phát triển tương lai, "chiến đấu khi nhu cầu đang chậm lại trên thị trường ôtô toàn cầu", cũng như cạnh tranh với Toyota Nhật Bản.
Xe Hyundai
Hiện Hyundai tụt lại rất xa so với các đối thủ Nhật Bản tại thị trường Đông Nam Á, với doanh số 122.883 xe so với mức 854.032 xe của Toyota, tính trong vòng 9 tháng đầu năm, theo LMC Automotive. Dự kiến mức doanh số sẽ giảm 4% tại khu vực ASEAN trong quý IV, chủ yếu do kinh tế Indonesia và Thái Lan đang giảm tốc và không có dấu hiệu cải thiện.
Hyundai cho biết các quốc gia có nền kinh tế chủ chốt ở ASEAN gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam có thể tăng doanh số xe bán ra lên đến 4,49 triệu xe vào năm 2026, từ mức 3,16 triệu xe trong 2017.
Hyundai Motor cũng có kế hoạch bảo đảm khoảng 100 mạng lưới đại lý trên toàn Indonesia vào cuối năm 2021, xem xét khả năng tiếp cận và nhu cầu của khách hàng theo từng khu vực. Dữ liệu thị trường cho thấy 1,15 triệu xe đã được bán ở Indonesia vào năm ngoái, tại một quốc gia có khoảng 270 triệu dân cư trú. Vậy với công suất nói trên, nhà máy này có thể phục vụ tối đa 13% thị trường Indonesia.