Sở hữu vàng đen trời ban, liệu quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé có tránh được “lời nguyền dầu mỏ” nghiệt ngã?
Tổng thống quốc gia Nam Mỹ này tiết lộ tham vọng trở thành trung tâm y tế, giáo dục và giao thông khu vực, thay vì “chìm đắm” trong mỏ dầu khổng lồ.
- 04-05-2022Từ 'hổ đói' thành 'hổ giấy': Quỹ từng 'nuốt chửng' giới đầu tư mạo hiểm nay gục ngã trước biến động, ôm lỗ hàng chục tỷ đô
- 04-05-2022Kỷ lục 4,5 triệu người Mỹ từ chối đi làm, người lao động “có giá” khi nhà tuyển dụng ra sức tăng lương, tung đãi ngộ để chiêu mộ nhân sự
- 04-05-2022Hiểu tâm lý lung lay của trader, huyền thoại Warren Buffett tiết lộ bí quyết đầu tư “không dạy trong trường lớp”
Khước từ sức hẫp dẫn của dầu mỏ vì mục tiêu lâu dài
Guyana là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tổng thống nước này đang mời gọi các nhà đầu tư ủng hộ tầm nhìn đầy tham vọng của họ là biến đất nước Nam Mỹ nhỏ bé thành trung tâm y tế, giáo dục và giao thông trong khu vực với sự hỗ trợ từ nguồn dầu mỏ dồi dào.
Tổng thống Irfaan Ali, 42 tuổi, trao đổi với FT tuần trước rằng Guyana đang đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Nhưng không chỉ đầu tư cho nhu cầu của người dân trong nước, Guyana còn đầu tư vào y tế và giáo dục như những người kiếm ngoại tệ quan trọng của tương lai. Nhờ đó, Guyana có thể trở thành trung tâm y tế và giáo dục Nam Mỹ cho vùng Caribbean và cộng đồng người di cư khổng lồ sinh sống ở Bắc Mỹ.
Từng là thuộc địa của Anh với dân số 787.000 người, vận may đã thay đổi hoàn toàn Guyana kể từ khi tập đoàn dầu khí ExxonMobil phát hiện ra các mỏ dầu lớn ngoài khơi vào năm 2015. Sản lượng dầu thô bắt đầu vào năm 2019 và đang tăng nhanh.
Exxon và các đối tác như Hess của Mỹ và CNOOC của Trung Quốc, có kế hoạch đạt sản lượng 340.000 thùng/ngày trong năm nay. Tổng thống Ali cho biết sản lượng dầu của Guyana có thể vượt 1 triệu thùng/ngày trong 3 năm, tăng doanh thu cho chính phủ gần từ 4 tỷ USD năm nay lên 10 tỷ USD năm 2025.
Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Mỹ, Guyana hiện đang hy vọng tránh "lời nguyền dầu mỏ" đã gây ra cho nhiều quốc gia bằng cách sử dụng của cải kiếm được từ dầu để xây dựng một nền kinh tế bền vững trong dài hạn.
Cơ sở hạ tầng giao thông là một yếu tố quan trọng. Guyana, quốc gia nói tiếng Anh duy nhất ở Nam Mỹ, từng bị chia cắt với các nước láng giềng bởi sông ngòi và rừng rậm. Nhưng chính phủ đang có kế hoạch xây dựng đường cao tốc và cấu nối Guyana với Guiana thuộc Pháp, Suriname ở phía đông và Brazil ở phía nam.
Những con đường cộng thêm một cảng nước sâu được quy hoạch trên bờ biển Caribbean có thể mở ra một hành lang vận tải từ bắc Brazil đến các thị trường Đại Tây Dương.
Tổng thống Ali cho biết: "Chúng tôi đang có cuộc thảo luận căng thẳng với Abu Dhabi Ports… về việc phát triển cảng nước sâu quan trọng ở Guyana. Cảng nước sâu này sẽ hỗ trợ bắc Brazil và giúp họ tiếp cận với Đại Tây Dương".
Ông ước tính chi phí xây dựng cảng là trên 2 tỷ USD. Ông cho biết Cảng Abu Dhabi đang đề nghị cấp vốn cho dự án nhưng chính phủ Guyan có thể cùng đầu tư.
Khi ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển, Guyana đang xem xét thành lập một công ty dầu khí quốc gia. Nhưng Tổng thống nhấn mạnh rằng nếu điều này xảy ra, công ty sẽ hoạt động như một doanh nghiệp và tập trung vào sự phát triển mới chứ không tiếp quản sản xuất hiện tại từ các nhà khai thác nước ngoài.
Đối với đường cao tốc về phía nam Brazil, Tổng thống Ali nói rằng nhà thầu xây dựng đoạn đầu tiên của công trình đã được chọn và công việc sẽ sớm được tiến hành.
Sản lượng dầu tăng nhanh đồng nghĩa với việc nền kinh tế Guyana được dự báo sẽ tăng trưởng 47% trong năm nay. Theo IMF, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Con số này cao hơn mức tăng trưởng 20% vào năm 2021 và 43% vào năm 2020. Một quỹ đầu tư quốc gia đã được thành lập để bảo vệ nguồn thu từ dầu mỏ cho các thế hệ tương lai.
Tổng thống Irfaan Alis của Guyana. Ảnh: AP
Những hạn chế đối với mục tiêu tham vọng của Guyana
David Jessop, biên tập viên của Caribbean Insight và là chuyên gia về Guyana, cho biết hạn chế lớn nhất đối với tham vọng của Tổng thống Ali là thiếu nhân lực. Ông nói rằng khi nhìn vào quy mô dân số và vị trí của Guyana, hạn chế chính là nguồn nhân lực. Đất nước có tiềm năng nhưng để thực hiện điều đó lại là một thách thức thực sự khó khăn.
Tổng thống Ali muốn nhấn mạnh rằng các tài sản khác tồn tại trước khi dầu được phát hiện. Chẳng hạn như rừng nhiệt đới rộng 18,5 triệu ha của Guyana có thể hỗ trợ du lịch sinh thái và trung tâm đa dạng sinh học, cũng như tạo ra doanh thu từ việc bảo tồn.
Ông Ali nói: "Nhiều người không biết rằng rừng ở Guyana lưu trữ 19,5 gigaton carbon. Điều đó có thể mang lại thu nhập hàng năm gần 200 triệu USD thông qua tín dụng carbon và thị trường carbon".
Tổng thống của Guyana cho biết sự bùng nổ của dầu mỏ kéo theo những chuyến thăm của nhiều tổ chức tài chính quốc tế, quỹ đầu tư quốc gia và quỹ đầu tư.
Con đường đến Brazil cũng có thể là con dao hai lưỡi. Con đường này không chỉ mang lại lưu lượng hàng hoá có giá trị đến cảng mới của Guyana, đó lại là cơ hội tiềm tàng cho những kẻ khai thác gỗ, khai thác đất và động vật hoang dã từ các khu vực biên giới của Brazil.
Chính sách của những khu rừng nhiệt đới hầu như không có người ở như vậy có thể là một thách thức lớn đối với cảnh sát và lực lượng vũ trang của Guyana, vì dân số ít ỏi của đất nước.
Những rào cản đối để đạt được tầm nhìn của Tổng thống Ali là rất lớn. Nhiều nước đang phát triển đã phung phí sự giàu có từ dầu mỏ vào tham nhũng, các dự án xây dựng lãng phí và bùng nổ tiêu dùng trong ngắn hạn.
Cũng có thể có các vấn đề chính trị tồn tại. Nền dân chủ của Guyana rất mong manh và đất nước này từ lâu đã bị chia cắt theo các ranh giới sắc tộc giữa người Afro-Guyan đa số và người Indo-Guyan thiểu số.
Khi được hỏi về những thách thức phía trước, tổng thống Guyan đã cố gắng đưa ra một lưu ý rằng Guyana luôn khiêm tốn. Ông xác định sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng mà đất nước cần chứ không phải là những cơ sở hạ tầng "đẹp mã".
Tham khảo FT