MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

STB – Thời oanh liệt nay còn đâu

Nhắc đến cổ phiếu ngân hàng trong năm 2016, nhà đầu tư không khỏi nhận thấy một nỗi buồn “man mác” khi giá cổ phiếu của toàn ngành liên tục đi xuống và có xu hướng trở lại vùng đáy cũ. Bĩ cực hơn, Sacombank “tệ” đến mức giá cổ phiếu liên tục phá đáy trong 4 năm trở lại đây trở về kỳ năm 2011

Diễn biến giao dịch gần đây của STB

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB – HOSE) đóng cửa ở mức giá sàn 9.400 đồng/cổ phiếu. Điều này kiến không ít người ngỡ ngàng, giá cổ phiếu giờ chỉ còn chưa đầy một nửa so với thời kỳ 2014.

Mất 12% giá trị chỉ trong vòng một tháng qua không chỉ khiến những nhà đầu tư nhỏ toát mồ hôi mà còn đẩy nhà đầu tư tổ chức cũng phải giật mình vì điều này. Trước kỳ review của 2 quỹ lần ETF lần này, riêng quỹ Market Vectors Vietnam ETF cũng nắm giữ hơn 2% vốn, tương ứng gần 38,6 triệu cổ phiếu.

Nguyên nhân cho việc giảm sàn trong phiên cuối tuần cũng đến từ chính sự điều chỉnh danh mục của 2 quỹ ETF trên. Nhưng không như các cổ phiếu khác bị bán ra mạnh, SBT gần như không có bên nào đối ứng để “đỡ” giá cổ phiếu khỏi rớt thảm. Chỉ trong tuần qua, khối ngoại đã bán ra tới hơn 13 triệu cổ phiếu, tương ứng 127 tỷ đồng được thu về.

Trong một năm qua, STB đánh mất tới gần 30% giá trị trong, giá cổ phiếu. Tuy không đứng đầu trong nhóm ngân hàng, nhưng ánh sáng cuối đường hầm dường như chưa xuất hiện.

Thời oanh liệt

Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng. Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ.

Tại thời điểm đó, các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của ngân hàng này.

Tới năm 2006, STB tiến hành niên yết trên sàn HOSE với tổng số vốn là 1.900 tỷ đồng. Năm 2012, STB đứng đầu trong danh sách 30 cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN30 cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu này trên thị trường. Nhưng đây cũng là một năm chứng kiến sự thay đổi quyền lực lớn nhất của Sacombank khi Chủ tịch Đăng Văn Thành buộc phải dời đi sau cuộc mua bán sáp nhập lịch sử.

Thời điểm đó, Sacombank trong mắt nhà đầu tư cũng như các khách hàng được đánh giá là một ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, đồng thời có tổng tài sản, cũng như chi nhánh đứng đầu trong nhóm các ngân hàng này.

Trở về thực tại

Tháng 10/2015, Sacombank đã chính thức sáp nhập với Southernbank, qua đó công ty yết bổ sung thêm 642,7 triệu cổ phiếu, đưa tổng số lượng chứng khoán lưu hành của Sacombank đạt trên 1,88 tỷ cổ phiếu.

Trong đó, Sacombank phát hành 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank) để hoán đổi sau sáp nhập, phân phối bổ sung do hoán đổi cổ phần thêm 100 triệu cổ phần, 228 triệu cổ phần để trả cổ tức và hơn 14 triệu cổ phiếu thưởng.

Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống nghiêm trọng trong kết quả kinh doanh của STB thời gian sau đó, khi phải giải quyết những vấn đề tồn đọng của Southernbank sau sáp nhập.

Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh các quý sau đó. Sacombank bất ngờ thông báo lỗ 583 tỷ đồng trong quý IV/2015 do chi phí trích lập dự phòng rủi ro bất ngờ tăng vọt lên 1.125 tỷ đồng.

Theo các nhà phân tích đánh giá, sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam đang khiến bảng cân đối kế toán và khoản mục lợi nhuận giảm mạnh.

Con số nợ xấu chính thức chỉ là một phần của các vấn đề của STB, con số này đã tăng từ 1,2% lên 1,9%, ROE năm 2015 giảm còn 5,1% so với 10,2% năm 2014, dư nợ của khoản vay khách hàng chỉ tăng 8,5% so với mức tăng chung 17,5 của ngành và NIM (tỷ lệ lãi cận biên) năm 2015 giảm còn 3% so với 4,3% năm 2014. Khoản mục có nhiều vấn đề nhất bảng cân đối kế toán là lãi phải thu khi chỉ kết thúc năm 2015 với mức 6,1 lần so với mức trung bình của nhóm ngân hàng.

Hậu quả kéo dài và chưa chấm rứt. Tới quý II/2016 Sacombank có lợi nhuận trước chỉ đạt 363 tỷ đồng và sau thuế đạt 147 tỷ đồng giảm lần lượt 76% và 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do thu nhập lãi ròng giảm, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng.

Dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, tuy STB có ghi nhận nợ xấu gia tăng nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi. Tín hiệu tích cực khi ngân hàng vẫn tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thêm 5% trong bối cảnh lợi nhuận trước dự phòng giảm 51%. STB cũng báo cáo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,83% từ 1,85% hồi cuối năm 2015. Nhưng Sacombank vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng đối diện với toàn bộ vấn đề khi lãi phải thu vẫn quá cao so với tài sản sinh lãi.

Theo Mai Hương

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên