MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự thật về "siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ": Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ "vô nghĩa và gây hại"

30-03-2021 - 11:20 AM | Sống

Sự thật về "siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ": Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ "vô nghĩa và gây hại"

Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng thuật ngữ siêu thực phẩm trên nhãn mác trừ khi các thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm được công khai rõ ràng.

Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về "siêu thực phẩm", những loại thực phẩm được quảng cáo hoặc truyền miệng là có giá trị dinh dưỡng cao đến mức được xem là thần kỳ. Nó gồm vô số mặt hàng như trái cây, rau, gia vị, bột và protein.

Nhưng siêu thực phẩm nghĩa là gì và nó có thật không?

Các "siêu thực phẩm" phổ biến

Nhiều loại thực phẩm được coi là siêu thực phẩm do chúng có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ thực vật, một số lại có nguồn gốc động vật, chẳng hạn cá hồi.

Các nhà dinh dưỡng đôi khi gọi các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây là siêu thực phẩm mặc dù họ thừa nhận là chưa hề có một định nghĩa nào về thuật ngữ này:

· Quả việt quất

· Cải xoăn

· Quả câu kỷ tử (goji)

· Hạt chia

· Củ maca

· Tảo xoắn

· Trái cây họ cam quýt

· Quả acai

· Ca cao

· Gừng

· Tỏi

· Hạt lanh

· Ớt

· Trái thạch lựu

· Cỏ lúa mì

· Nghệ

· Trà xanh

· Cá hồi

· Bơ

· Rau cải

· Củ cải

Đây chỉ là những loại siêu thực phẩm phổ biến, và còn rất nhiều mặt hàng được gọi là siêu thực phẩm chưa được liệt kê.

Siêu thực phẩm có thật không?

Mặc dù không có định nghĩa nhất định về siêu thực phẩm và các chuyên gia y tế còn hoài nghi về khái niệm này, thì một số loại thực phẩm thường được xem là "siêu thực phẩm" lại có tác dụng nhất định với sức khỏe.

Ví dụ, quả mọng, thường được coi là một loại siêu thực phẩm, có một số lợi ích sức khỏe nhất định. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng quả mọng có thể cải thiện chức năng mạch máu và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác minh những điều này.

Chế độ ăn nhiều rau thuộc họ cải, chẳng hạn như cải xoăn, bông cải xanh và súp lơ cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Y học cộng đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.

Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.

Ngoài ra, tỏi đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, trong khi, trái cây họ cam quýt chứa nhiều chất chuyển hóa chống viêm và chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, alkaloid, carotenoid, coumarins, axit phenolic và tinh dầu.

Có vẻ hầu hết các thực phẩm được coi là "siêu thực phẩm" đều có lợi cho sức khỏe theo cách này hay cách khác. Điều này là do chúng thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi, chẳng hạn như polyphenol và carotenoid có tác động tích cực đến sức khỏe bao gồm giảm viêm và chống lại sự phá huỷ tế bào. Ngoài ra, carotenoid và polyphenol là chất chống oxy hóa, có thể chống lại sự mất cân bằng ở cấp độ tế bào, làm chậm quá trình lão hóa.

Tuy nhiên, một số loại siêu thực phẩm lại được cho là tốt hơn các loại khác, mặc dù không có bằng chứng nào cho điều này. Ví dụ, cải xoăn được cho là một siêu thực phẩm mà nhiều người nghĩ rằng tốt hơn các loại rau khác. Nhưng trên thực tế, dù cải xoăn thực sự tốt cho sức khỏe vì có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa ung thư, nhưng điều này không có nghĩa là các loại rau khác không có tác dụng hoặc phải ăn cải xoăn mới khoẻ mạnh.

 Sự thật về siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ: Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ vô nghĩa và gây hại - Ảnh 2.

Cải xoăn (kale) được các bà nội trợ tin tưởng như một siêu thực phẩm giúp trẻ hóa và thải độc... Nguồn: Internet

 Sự thật về siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ: Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ vô nghĩa và gây hại - Ảnh 3.

Nhưng cải bẹ xanh, rất phổ biến ở Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều, lại chứa hàm lượng của 17 chất dinh dưỡng cao hơn cải xoăn. Nguồn: Internet.

Nhiều loại rau khác như cải xoong, rau cải thìa, và cải Thụy Sĩ mặc dù không phổ biến như cải xoăn nhưng cũng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Các loại rau này cũng chứa rất nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ chất dinh dưỡng của các loại rau và phát hiện rằng cải xoong, cải thảo, cải thìa, củ cải đường, rau bina, rau diếp xoăn, romaine, cải bẹ xanh đều chứa hàm lượng 17 chất dinh dưỡng (kali, canxi, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, folate, kẽm và vitamin A, B6, B12 và C) cao hơn cải xoăn.

Cá hồi là một ví dụ khác về một thực phẩm vẫn được xem là có giá trị thượng đẳng về mặt dinh dưỡng. Cá hồi là một nguồn omega-3 dồi dào. Nhưng các loại cá khác như cá trích, cá thu và cá mòi cũng chứa nhiều omega-3 mà lại có giá rẻ hơn.

 Sự thật về siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ: Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ vô nghĩa và gây hại - Ảnh 4.

Cá mòi kho cà chua, món ăn quen thuộc của người Việt Nam, chứa hàm lượng Omega-3 không kém cá hồi mà lại rẻ hơn rất nhiều. Nguồn: Internet.

Điều này cho thấy rằng, không chỉ siêu thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng mà nhiều loại khác cũng có tác dụng tương tự. Chỉ là chúng không được quảng cáo phổ biến như các siêu thực phẩm bán trên thị trường.

Quan trọng nhất: Chế độ ăn uống cân bằng

Mặc dù các thực phẩm được coi là "siêu thực phẩm" có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng chúng ta không thể chỉ tiêu thụ một loại thức ăn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn có chứa "siêu thực phẩm" nhưng lại đi kèm các thành phần khác chủ yếu là các thực phẩm chế biến nhanh hoặc có lượng đường cao thì giá trị của "siêu thực phẩm" cũng chỉ còn rất ít.

Ngược lại, chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau, đậu, hạt, trứng, gia vị, thảo mộc, cá… và chỉ có một lượng nhỏ thức ăn được chế biến sẵn sẽ giúp tăng tăng cường sức khỏe và chống lại bệnh tật, ngay cả khi không có siêu thực phẩm. Vì thực phẩm tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có để hoạt động. Chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là nhiều rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và kéo dài tuổi thọ.

 Sự thật về siêu thực phẩm tác dụng thần kỳ: Chuyên gia khẳng định là thuật ngữ vô nghĩa và gây hại - Ảnh 5.

Các món ăn quen thuộc của bữa ăn gia đình Việt Nam dùng nhiều rau quả tươi và thực phẩm tại chỗ, mang lại hiệu quả dinh dưỡng cân bằng với giá rẻ hơn "siêu thực phẩm" rất nhiều.

Cũng cần lưu ý chế độ ăn uống chỉ là một yếu tố tạo nên sức khỏe tổng thể. Vì vậy, ngoài ăn uống cần chú ý đến các yếu tố khác bao gồm hoạt động thể chất, giấc ngủ, tâm sinh lý và di truyền.

Thiếu ngủ, ít vận động và căng thẳng tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến sự nhạy cảm di truyền khi yếu tố này có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh.

Vì vậy, lời khuyên là nên tập trung vào chất lượng tổng thể của chế độ ăn uống cũng như các yếu tố khác thay vì chỉ chú trọng vào các siêu thực phẩm.

Siêu thực phẩm là gì?

Hiện tại, khoa học chưa có định nghĩa nào về siêu thực phẩm. Nói chung, thuật ngữ này mô tả các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định.

Các sản phẩm gắn mác siêu thực phẩm có mặt khắp nơi trong thế giới chăm sóc sức khỏe. Ví dụ: nếu gõ từ khoá siêu thực phẩm vào một website thương mại điện tử nổi tiếng, rất nhiều sản phẩm sẽ hiện ra như cà phê creamers, bột trà xanh, trái cây sấy khô và thực phẩm bổ sung với giá không hề rẻ.

Các công ty kiếm được hàng triệu đô mỗi năm khi gắn mác siêu thực phẩm vào các sản phẩm của họ. Vào năm 2018, quy mô thị trường siêu thực phẩm toàn cầu ước tính đã là khoảng 137 tỷ đô la.

Nhưng liệu nó thực sự có tác dụng siêu thần kỳ như quảng cáo không?

Nhiều chuyên gia sức khỏe đã lên tiếng cảnh báo về siêu thực phẩm vì giới khoa học chưa hề có định nghĩa cũng như quy định về việc sử dụng thuật ngữ này trên nhãn mác, bao bì.

Do đó, không có gì đảm bảo một sản phẩm được gắn mác siêu thực phẩm có thể mang lại lợi ích sức khỏe hoặc chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt.

Người tiêu dùng thường nghĩ rằng các sản phẩm được gắn mác siêu thực phẩm tốt hơn các loại khác. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đúng. Hệ quả là họ bỏ ra nhiều tiền để mua các sản phẩm được gắn mác siêu thực phẩm với chiêu trò tiếp thị tốt cho sức khỏe mà không hể có bằng chứng nào. Trong khi, họ có thể mua các thực phẩm tự nhiên như trái cây và rau quả với nhiều lợi ích và giá thành rẻ hơn.

Hơn nữa, nhiều sản phẩm gắn mác siêu thực phẩm chứa hỗn hợp bột trái cây, rau quả, vitamin, khoáng chất hoặc chất chống oxy hoá với hàm lượng không được tiết lộ.

Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng thuật ngữ này trên nhãn mác các sản phẩm trừ khi các thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm được công khai rõ ràng.

Một số chuyên gia dinh dưỡng lo lắng rằng gắn mác siêu thực phẩm có thể làm cho một số mặt hàng bị lầm tưởng là có tác dụng thần kỳ. Một trong số này là Catherine Collins, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện St George ở London (Anh). Bà nói: "siêu thực phẩm là một thuật ngữ vô nghĩa, thậm chí có thể gây hại". Đã có nhiều người "lầm tưởng" về những loại mặt hàng này.

"Không chỉ không có định nghĩa khoa học nào về siêu thực phẩm, mà bản thân khái niệm cũng có thể gây hại. Nhiều người có thể coi một số thực phẩm là lá bùa hộ mệnh dinh dưỡng, từ đó cho rằng các thực phẩm thông thường, với giá cả phải chăng đều thiếu dinh dưỡng".

Theo MedicalNewstoday

Theo BS. Hà Xuân Nam, tổ chức Y học cộng đồng (dịch

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên