NHNN: Phát triển thị trường tài chính chất lượng cao cần có thêm thời gian
Trước những vướng mắc và kiến nghị về bảo lãnh đối ứng, bao thanh toán... đại diện NHNN cho biết đây là những vấn đề mang tính kỹ thuật. NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu những đóng góp của nhóm công tác tại VBF năm nay làm cơ sở để cải thiện trong thời gian tới.
- 01-12-2015BWG đề nghị NHNN sửa đổi định nghĩa về người có liên quan
- 01-12-2015Nhóm công tác ngân hàng VBF 2015 “hiến kế” xử lý nợ xấu
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2015 (VBF) diễn ra sáng nay (1/12), bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN đánh giá cao những kiến nghị của nhóm công tác ngân hàng.
Theo bà Hồng, việc phát triển các sản phẩm mới như dòng tiền, tài chính; về nguyên tắc, NHNN ủng hộ quan điểm phát triển thị trường tài chính chất lượng cao tuy nhiên điều này đòi hỏi nhiều quy định pháp lý và cần có thêm thời gian.
Về quy định hiệu lực văn bản của ngân hàng, bà Hồng cho biết trên thực tế có một số văn bản ra đời trong bối cảnh bức thiết nên có hiệu lực trong thời gian ngắn. Trong nhiều năm qua, NHNN đã giải đáp nhiều thắc mắc của nhóm nghiên cứu. Đối với những vấn đề còn vướng mắc, NHNN sẵn sàng lắng nghe và phản hồi.
“Về bảo lãnh đối ứng, bao thanh toán... đây là những vấn đề mang tính kỹ thuật, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu những đóng góp của nhóm công tác làm cơ sở để cải thiện trong thời gian tới”, bà Hồng phát biểu.
Tại Diễn đàn năm nay, nhóm công tác ngân hàng đã tiếp tục gửi đến kiến nghị những vấn đề về sản phẩm quản lý dòng tiền, chiết khấu và bao thanh toán không truy đòi,...
Theo nhóm nghiên cứu, mặc dù Thông tư 07/2015/TT-NHNN nhận được nhiều đánh giá tích cực, đã cởi trói cho hoạt động bảo lãnh, tuy nhiên, khi tính toán hạn mức tín dụng trong hoạt động ngân hàng, các quy định hiện hành, bao gồm cả Thông tư 07 về bảo lãnh ngân hàng chỉ cho phép loại trừ số dư bảo lãnh trong trường hợp phát hành bảo lãnh căn cứ trên bảo lãnh đối ứng của TCTD trong nước hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Nhóm đề nghị NHNN cho phép loại trừ các khoản bảo lãnh phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài khi tính hạn mức tín dụng đơn để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trường hợp NHNN lo ngại không kiểm soát được tổ chức tài chính/chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chúng tôi đề nghị NHNN yêu cầu các tổ chức nộp báo cáo thường niên của những đơn vị tại nước ngoài trên cũng như xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế uy tín để NHNN xem xét.
Ngoài ra, nhóm chỉ ra Luật các TCTD và Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 1/3/2013 chỉ công nhận các hoạt động chiết khấu, bao thanh toán có bảo lưu quyền truy đòi. Quy định như vậy không phù hợp với thông lệ quốc tế đối với những sản phẩm, giải pháp như bao thanh toán, chiết khấu hối phiếu và nhiều sản phẩm khác trong đó ngân hàng có quyền truy đòi bên mua hay ngân hàng của bên mua.
Nhóm cũng đề nghị NHNN xem xét ban hành một quy định mới hay bổ sung về chiết khấu hối phiếu, kz phiếu, các loại giấy tờ có giá khác miễn truy đòi và/hoặc hối phiếu đòi nợ.Về bản chất, đây là một giao dịch trong đó ngân hàng cấp tín dụng cho bên mua để thanh toán theo từng năm cho bên bán đối với những hàng hóa, dịch vụ đã mua. Điều kiện là bên bán phải chuyển giao toàn bộ các quyền liên quan đến hợp đồng mua bán/hóa đơn đã k{ với bên mua và bên mua chấp nhận thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng/hóa đơn cho ngân hàng khi đến ngày đáo hạn ban đầu. Phí chiết khấu là chênh lệch giữa giá trị hóa đơn và số tiền đã trả cho bên bán, tính bằng tỉ lệ phần trăm,...