VCSC: Đối tác chiến lược của BIDV đến từ một nước thuộc OECD
Với dự báo thận trọng, CTCK VCSC cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ kết thúc trong năm 2016.
- 12-09-2015Đình chỉ tiếp sếp DongA Bank, người VietinBank, BIDV vào lãnh đạo
- 09-09-2015BIDV: Đã bán xong 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, lợi nhuận 2015 có thể đạt 7.500 tỷ
- 03-09-2015So găng 3 “đại gia” ngân hàng BIDV, Vietcombank và VietinBank
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình về một chuỗi các các sự kiện bất ngờ diễn ra với Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển (BIDV - mã: BID).
Theo đó, liên quan đến việc cổ phiếu BID được thêm vào cả 2 quỹ ETF lớn, với số liệu và dựa trên kế hoạch là Chính phủ sẽ mua toàn bộ đợt phát hành quyền mua, (việc phân phối cổ phiếu phát hành từ quyền mua sẽ diễn ra trễ nhất là vào ngày 11/10/2015) thì tỷ lệ lưu hành tự do sẽ là 4,72%, theo VCSC có thể còn thấp hơn khi nhóm cổ đông ngoài Chính phủ không mua hết.
Không tính đến diễn biến của ETF, một vấn đề khác là việc có thêm nguồn bổ sung cổ phiếu BID trong quý 4/2015 khi các cổ đông ngoài Chính phủ tại MHB (Ngân hàng Phát triển nhà Mekong) được nhận 30 triệu cổ phiếu BID như là một phần của thỏa thuận sáp nhập, trong khi các cổ đông ngoài Chính phủ tại BID (ngân hàng sau sáp nhập) được nhận khoảng 13 triệu cổ phiếu từ phát hành quyền mua (giả định mua toàn bộ 100%).
Đối tác chiến lược đến từ một nước thuộc OECD
Ngoài ra, BIDV tiếp tục cập nhật về các tiến triển của quá trình thương thảo với (các) nhà đầu tư chiến lược đã được chọn lọc. Theo nguồn tin từ VCSC, đối tác đến từ một nước thuộc OECD.
“Chúng tôi hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực vì ngoài việc tăng vốn, đây là dấu chỉ cho thấy BIDV đã vượt qua được quy trình rà soát đặc biệt khắt khe (cơ hội này đã không được thực hiện khi phát hành quyền mua vì theo BIDV, Chính phủ sẽ mua toàn bộ số cổ phiếu được hưởng quyền này”, VCSC đánh giá.
Sau những sự kiện liên quan đến ETF và việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có thể kéo dài đến năm 2016, VCSC cho rằng hoạt động kinh doanh cơ bản sẽ tự kiểm định lại, cũng như đặc điểm cho vay tập trung sẽ khiến BIDV dễ bị ảnh hưởng hơn Vietcombank và Vietinbank khi các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu chuyển hướng.
Điểm đáng lo ngại thứ hai là BIDV là ngân hàng có lượng bán nợ cho VAMC nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2015 (dựa trên số liệu tương đối) trong số các ngân hàng trong danh mục theo dõi của VCSC.
Nhìn chung, dù đánh giá tích cực về quan điểm phân loại nợ xấu của BIDV và xu hướng lãi dự thu của ngân hàng này, VCSC vẫn nhận định Vietinbank vẫn là lựa chọn thứ 2 trong các ngân hàng quốc doanh do có rủi ro thấp hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực, cũng như cơ chế NIM tốt hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề về tỷ lệ CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) đã, đang và sẽ là vấn đề cho những lo ngại trong tương lai gần. CAR hiện dao động hơn mức 9% một chút. Đợt phát hành quyền mua chắc chắn sẽ giúp tăng CAR.
“Với dự báo thận trọng, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ kết thúc trong năm 2016. Nếu việc này diễn ra sớm hơn, vấn đề CAR sẽ trở nên bớt lo ngại, nhưng nếu kéo dài sang năm 2016, vấn đề này có thể gây phân tâm cho ban lãnh đạo”, VCSC dự báo.
Là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, VCSC giả định hệ thống sẽ linh hoạt để phù hợp với BIDV hơn là áp đặt quy định lên vấn đề CAR của ngân hàng. Tuy nhiên, việc củng cố CAR chắc chắn sẽ giúp BIDV cạnh tranh trực tiếp với Vietcombank và Vietinbank.
VCSC dự báo chi phí dự phòng năm 2015 của BIDV ước tính sẽ đạt 7.968 tỷ đồng để đạt lợi nhuận trước thuế 7.337 tỷ đồng, so với con số 7.500 tỷ đồng theo kế hoạch.
Trí Thức Trẻ