5 cột trụ đang điều hành kinh tế Trung Quốc
Các tín hiệu chính sách trái chiều của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán, tiền tệ và cải cách tài chính đã làm các nhà đầu tư toàn cầu lo lắng và buộc các ngân hàng trung ương phải chuyển hướng chiến lược. Dưới đây là 5 vị quan chức đang gây ảnh hưởng tại TQ.
- 24-10-2015Trung Quốc đang sở hữu những gì ở Anh?
- 23-10-2015Trung Quốc sắp công bố đại kế hoạch phát triển kinh tế
- 23-10-2015Trung Quốc cấm đảng viên chơi golf
- 21-10-2015Trung Quốc vật vã vì "phú nhị đại"
Thống đốc ngân hàng trung ương – Chu Tiểu Xuyên
Chịu trách nhiệm: Lãi suất, chính sách tiền tệ, cải cách tài chính
Trở thành thống đốc từ năm 2002, ông Chu Tiểu Xuyên là thống đốc tại vị lâu nhất trong số các ngân hàng trung ương lớn. Thông thạo tiếng Anh và hâm mộ âm nhạc cổ điển phương Tây, ông Chu được biết đến là đại diện của cuộc cải cách tài chính mang Trung Quốc đến với thế giới. Điều đó giúp ông trụ lại mặc dù đã 67 tuổi, hơn tuổi về hưu theo quy định là 65.
Là con trai của một nhân vật cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếng nói của ông thực sự có trọng lượng tại quốc gia này. Ông Xuyên hiện đang thúc đẩy việc giao dịch tự do hơn bằng đồng Nhân Dân Tệ. Nếu thành công, việc này sẽ có tác động rất lớn đến Trung Quốc và các đối tác thương mại chính của họ, trong đó có Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc – Tiểu Cương
Chịu trách nhiệm: Quy định và thực thi luật chứng khoán, cải cách thị trường và cứu trợ tài chính cho thị trường chứng khoán
Từng làm giám đốc ngân hàng, ông Tiểu Cương thẳng thắn phê bình vấn đề tài chính phi truyền thống. Ông đã từng mô tả ngành tài chính Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng nhưng quy định lỏng lẻo như một kế hoạch Ponzi – hoạt động đầu tư lừa đảo hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao và rủi ro ít. Tại ngân hàng trung ương, ông Tiểu Cương và ông Chu Tiểu Xuyên đã từng phục vụ dưới trướng Thủ tướng Chu Dung Cơ – người mở đầu việc làm trong sạch hàng loạt các ngân hàng và công ty nhà nước vào cuối những năm 90, đầu những năm 2000.
Ông Tiểu Cương bắt đầu tiếp quản Ủy ban Chứng khoán từ năm 2013 và đã phải đối mặt với những lời chỉ trích khi không có những hành động nhanh chóng để kiểm chế sự đầu cơ quá đà khiến giá cổ phiếu tăng phi mã. Sau đó Ủy ban của ông đã đáp lại bằng một chiến dịch trấn áp mạnh mẽ với những người giao dịch bán khống. Đồng thời, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc cũng nhắm vào các quan chức của Ủy ban này.
Bộ trưởng Tài chính – Lâu Kế Vĩ
Chịu trách nhiệm: Kích thích kinh tế, cải cách thuế và các chính sách tài khóa khác
Được sự bảo trợ của nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo, ông Lâu Kế Vĩ đã trở thành Chủ tịch đầu tiên của Tổng công ty Đầu tư Trung Quốc – quỹ đầu tư vốn nhà nước đầu tiên của nước này. Dưới sự chỉ đạo của ông, quỹ đã mua cổ phần tại các công ty tài chính của Mỹ như Morgan Stanley hay Blackstone. Việc này đã trở thành đề tài bàn tán của báo chí trong nước khi giá trị của các công ty Mỹ giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính.
Sau khi trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 2013, ông Lâu Kế Vĩ tập trung vào cải cách kĩ thuật tài khóa và mức nợ của chính quyền các địa phương. Đầu năm nay, ông cảnh báo rằng Trung Quốc nhiều khả năng đối mặt với bẫy thu nhập trung bình trừ khi tiếp tục cải cách tài khóa.
Là người đứng đầu hội đồng nhà nước, ông Lý Khắc Cường điều hành nền kinh tế qua việc giám sát ngân hàng trung ương, Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính cũng như các bộ ngành, cơ quan chính phủ khác.
Ông cũng là người đứng thứ 2 trong bảy thành viên của Ban Thường trực Bộ Chính trị - cơ quan cấp cao nhất của Đảng Cộng sản. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2002, ông Lý Khắc Cường tập trung vào giảm tệ quan liêu hành chính, thúc đẩy công nghệ và đổi mới và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chủ tịch nước Tập Cận Bình
Ông Bình học về kỹ sư hóa học nhưng đã gắn với sự nghiệp chính trị suốt cuộc đời mình. Kể từ khi nhận chức vào tháng 3/2013, ông đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hướng lớn nhất Trung Quốc, làm lu mờ đi vai trò quyết định chính sách kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Cùng với việc đưa ra những cải cách tài chính sâu rộng vào cuối năm 2013, ông Tập đã thành lập Ban lãnh đạo trung ương về cải cách sâu sắc toàn diện. Mới đây, ông Tập đã bác bỏ những chỉ trích cho rằng Trung Quốc đang thụt lùi bằng việc tuyên bố: chìa khóa để Trung Quốc phát triển nằm ở việc cải cách.
Người đồng hành