5 điều về GDP quý III của Trung Quốc
Những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã không thể mang lại kết quả như mong đợi.
- 19-10-2015Trung Quốc điên cuồng xây "công xưởng giáo dục"
- 16-10-2015Những lý do khiến Trung Quốc phải đứng ngoài cuộc chơi TPP
- 16-10-2015Kinh tế Trung Quốc lớn hơn bạn nghĩ?
1. Tốt hơn dự báo
Mức tăng trưởng 6,9% của Trung Quốc trong quý III bằng với mức dự báo lạc quan nhất, tuy nhiên đây là quý đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính Trung Quốc tăng trưởng dưới 7%. Quý I/2009, nước này tăng trưởng 6,2%.
2. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 7%”
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 7% cho năm 2015, thấp nhất trong 25 năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo Trung Quốc sẽ trượt mục tiêu. Năm 2014, Bắc Kinh hướng tới mục tiêu tăng trưởng 7,5%. Con số trên thực tế là 7,4%, sau đó bị điều chỉnh xuống còn 7,3%.
3. Những nỗ lực tăng tốc đã thất bại
Trung Quốc đã tung ra nhiều biện pháp: hạ lãi suất 4 lần, một vài lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, phá giá đồng nhân dân tệ và phê duyệt các dự án đầu tư công trị giá hơn 280 tỷ USD.
Tuy nhiên tất cả đều không hiệu quả như mong đợi.
4. Quý biến động mạnh của TTCK
Quý III chứng kiến những biến động rất mạnh trên TTCK Trung Quốc. Chính phủ đã giải cứu thị trường một cách khá vụng về trong khi những bước “xảy chân” làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite giảm tổng cộng 29% trong quý III nhưng sau đó đã phục hồi trong tháng 10.
5. Kinh tế Trung Quốc tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu
Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với 6 năm trước và trong suốt 7 năm qua nước này đóng góp tới 30%. IMF nhận định Trung Quốc là nhân tố chính khiến tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,1%.