Bức tranh nông nghiệp Việt - Mỹ sau khi TPP có hiệu lực
Những cam kết này mở ra thị trường mới cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đặt ra những thách thức mới cho ngành nông nghiệp nội địa khi mà những ưu đãi sẽ khiến nông sản ngoại tràn vào ồ ạt.
- 09-10-2015Ngành công nghiệp xe hơi Mỹ trước thách thức TPP
- 09-10-2015Trung Quốc, châu Âu có thể hợp tác để “đấu” TPP?
- 09-10-2015"TPP không phải là viện trợ không hoàn lại"
12 nước tham gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận lịch sử hôm 5/10 vừa qua. TPP được kỳ vọng mở ra một chương mới trong lịch sử thương mại thế giới, giúp tăng cường mạnh mẽ hoạt động trao đổi hàng hóa cũng như đầu tư giữa 12 nước thành viên chiếm tới 40% GDP toàn cầu.
Công cụ lớn nhất mà TPP sử dụng để thúc đẩy trao đổi hàng hóa là những ưu đãi miễn giảm thuế mà các nước cam kết sẽ giành cho nhau, Là 2 thành viên của TPP, Việt Nam và Mỹ đều hi vọng những ưu đãi mới sẽ mở ra những thị trường mới, giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn. Một trong những lĩnh vực đáng chú ý là nông sản.
Bảng dưới đây sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về các cam kết mà Mỹ và Việt Nam đưa ra và đã được chốt lại khi đàm phán TPP kết thúc. Những cam kết này mở ra thị trường mới cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đặt ra những thách thức mới cho ngành nông nghiệp nội địa khi mà những ưu đãi sẽ khiến nông sản ngoại tràn vào ồ ạt. Hiện Việt Nam cũng đang áp mức thuế nhập khẩu khá cao để bảo vệ các mặt hàng nông sản trong nước. Dẫu vậy, sau nhiều năm nữa các loại thuế mới được xóa bỏ hoàn toàn và do đó đây chính là quãng thời gian để nông sản Việt Nam tìm đường nâng cao năng lực cạnh tranh.
USDA