MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Tập Cận Bình và giấc mơ đô thị hóa

26-04-2014 - 16:35 PM | Tài chính quốc tế

Các đô thị mới, các tuyến đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay hiện đại đang được xây dựng với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn loay hoay tìm cách tận dụng tốt lợi thế của phát triển đô thị.

Nếu phát triển đúng hướng, tốc độ đô thị hóa sẽ có đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế trong tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một chính sách lệch hướng sẽ mang lại hậu quả tai hại: gia tăng bất bình đẳng trong xã hội  sự xuất hiện của các khu ổ chuột trên diện rộng hay vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng bất ổn xã hội.

Ông Tập Cận Bình đưa ra ẩn dụ rất thú vị khi nói về các vấn đề của đất nước và cách tiếp vận của mình. Ông so sánh quá trình cải cách đang bước vào “một vùng nước sâu”. Trung Quốc cần “xây dựng một kế hoạch dài hơi để giải quyết các khó khăn trên con đường cải cách”. Về vấn đề tham nhũng, chúng ta cần quyết tâm “mạnh dạn cắt bỏ những phần thối rữa để cứu một cơ thể khỏe mạnh”. 

Tại hội nghị Trung ương tháng mười một vừa qua, Đảng cộng sản cho rằng lực lượng thị trường cần đóng vai trò “quyết định” trong phát triển kinh tế - đây cũng được coi là tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. 

Điều này cũng phản ánh những rắc rối còn tồn đọng dưới thời kỳ người tiền nhiệm của ông Tập - ông Hồ Cẩm Đào. Ông này đã tạm dừng các cải cách khi đối mặt mới sự phản đối mạnh mẽ từ những bên có lợi ích bất đồng bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và mỉa mai thay, từ chính tầng lớp trung lưu – những người sẽ không muốn chia sẻ thành quả phát triển kinh tế với những người di cư từ nông thôn vào thành phố.

Tập Cận Bình có làm nên khác biệt?

Hầu hết các cải cách ông Tập Cận Bình đưa ra liên quan đến vấn đề đô thị hóa của Trung Quốc. Nông dân cần được đảm bảo có đầy đủ các quyền như người dân thành thị, do đó họ có thể bán nhà (đây chỉ là giải pháp tạm thời) lấy tiền đền bù và rời đến những vùng đất mới. Ông cần giải quyết các gánh nặng tài chính của chính phủ - vấn đề này có liên quan mật thiết đến việc di dời nông dân và giao đất cho các nhà đầu tư để phát triển. 

Vấn đề tiếp theo là việc nới lỏng quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước, trao quyền quyết định thị trường cho họ để đổi lại yêu cầu lợi nhuận cao hơn về phía nhà nước. Ông cũng cần có những động thái tích cực hơn để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, đặc biệt là giảm khí độc hại; đồng thời điều chỉnh sự bùng nổ của các thành phố để tránh làm trầm trọng hơn vấn đề biến đổi khí hậu. Người dân đô thị cần có thêm tiếng nói trong việc đưa ra các qui định phát triển thành phố.

Nhìn chung, rất khó để tìm ra giải pháp cho các vấn đề trên trong một sớm một chiều. Bên cạnh đó, sự phát triển của các thành phố tại Trung Quốc đang kéo theo hai vấn đề cấp bách mà ông Tập cần xem xét và giải quyết kịp thời. 

Vấn đề thứ nhất và tình trạng bùng nổ dân nhập cư (bao gồm cả số lượng trẻ em được sinh ra sau quá trình di cư từ các vùng quê lên thành thị). Số người nhập cư hiện này chiếm hơn 1/3 tổng số 730 triệu dân thành thị. Những người nhập cư này khó mà nhận được sự đối xử công bằng như người dân thành phố chính gốc, những rào cản để họ có đầy đủ phúc lợi xã hội và cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công cộng còn khó hơn so với việc người di cư muốn nhập tịch ở Mỹ hay châu Âu. Sự phân biệt đối xử trong chính nội bộ đối với những người dân nhập cư đang gây ra chia rẽ trong xã hội, và có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất ổn sau này.

Một lực lượng khác có vai trò tương đương những người dân nhập cư là tầng lớp trung lưu thành thị, có số lượng vào khoảng 260 triệu người. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây, tầng lớp này không ngừng phát triển nhưng không có khả năng duy trì trong dài hạn.

Giống như bất kỳ nơi nào trên thế giới, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc luôn phải cảnh giác bảo vệ tài sản của mình trước các chính sách thay đổi bất ngờ của cơ quan qui hoạch hay các quan chức chính phủ; mối lo ngại về mức giá tiêu dùng không ổn định và các biện pháp đề phòng nguy cơ bong bóng bất động sản. Việc giá nhà leo thang quá cao, hay đột nhiên tụt xuống quá thấp đều gây tác động tiêu cực khác nhau lên cuộc sống của họ. Trong khi đó, sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ chưa có hướng đi rõ ràng và còn nhiều thiếu sót, một vụ scandal về thực phẩm gần đây được cho rằng có liên quan đến tham nhũng.

Giống như người tiền nhiệm của mình, ông Tập Cận Bình đang thận trọng từng bước tiếp cận vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến nhiều dấu hiệu tích cực. Ông vừa thực hiện một loạt cải cách trong nội bộ Đảng cộng sản, giảm số lượng đại biểu nhưng gia tăng chất lượng với nhiều chuyên gia có khả năng ở các lĩnh vực khác nhau. Họ cùng làm việc để cải thiện và phối hợp hiệu quả các chính sách, đồng thời vượt qua các rào cản hành chính quan liêu hiện tại. 

Một nhiệm vụ quan trọng khác là xây dựng “hệ thống pháp luật và hoàn thiện thể chế dân chủ” trong tương lai gần. Ông Tập Cận Bình vừa thực hiện một loạt biện pháp “mạnh tay”nhằm đối phó nạn tham nhũng. Mặc dù không thể triệt để giải quyết vấn đề đặc hữu này, hành động của ông có tác dụng răn đe khiến các quan chức dễ dàng chấp nhận và tuân thủ cải cách.

Tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, nhu cầu lao động đến từ nông thôn có xu hướng giảm sút, tốc độ đô thị hóa cũng bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây, trung bình khoảng 9 triệu người di cư đến thành phố mỗi năm. Theo Jin Sanlin đến từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cố vấn cho quốc gia, con số này có khả năng sẽ giảm xuống 7 triệu người trong nửa sau của thập kỷ, và chỉ còn khoảng 5 triệu trong những năm 2020. Ông còn cho rằng, cho đến năm 2017 nguồn cung ứng lao động từ nông thôn sẽ hoàn toàn biến mất.

Các quan chức lưu ý rằng tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc còn nhanh hơn so các nước phương Tây trong thời kỳ chuyển đổi công nghiệp hóa. Trung Quốc chỉ mất khoảng 30 năm để nâng tốc độ đô thị hóa từ 20% lên 45% như hiện nay. Ở Anh, quá trình tương tự mất 100 năm và ở Mỹ là 60 năm. Tuy vậy, trong thời kỳ cận đại, tốc độ gia tăng dân số thành thị ở Trung Quốc có phần thấp hơn so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc hay Indonesia khi các nước này bùng nổ phát triển kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chính sách phân biệt đối xử của Trung Quốc đối với những người di cư và chính sách độc quyền của nhà nước về quy hoạch đất đai nông thôn.

Từ góc nhìn khách quan, kết quả đô thị hóa hiện nay ở Trung Quốc khá ấn tượng. Thượng Hải đang chuẩn bị cho ra mắt tòa nhà chọc trời thiết kế theo phong cách Mỹ cao 121 tầng. Nếu hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà hiện đại cao thứ hai thế giới (sau Burj Khalifa ở Dubai). Các đô thị mới, các tuyến đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay hiện đại và hệ thống tàu cao tốc xuyên thành phố đang được xây dựng trên diện rộng với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn loay hoay với các biện pháp quản lý và tận dụng tốt lợi thế của phát triển đô thị. Điều này đang trở thành một vấn đề bức xúc khi mà nhiều giá trị đang mất đi và đánh đổi cho mỗi tấm bê tông được rải xuống.

Thảo Phương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên