MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Volkswagen - Quá lớn để sụp đổ

02-10-2015 - 16:02 PM | Tài chính quốc tế

​Đối với nước Đức, các mối liên kết chính trị mà Volkswagen có được khiến hãng xe này trở thành một trường hợp đặc biệt.

Quyền lực chính trị của Volkswagen

Câu chuyện bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi Volkswagen đóng vai trò là biểu tượng cho sự hồi sinh của kinh tế Tây Đức. Chính Thủ tướng Angela Merkel – người lớn lên ở Đông Đức – đã nói rằng chiếc xe hơi đầu tiên mà bà nhìn thấy sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 là một chiếc Volkswagen.

Ngày nay, hãng đóng góp khoảng 200.000 việc làm cho nước Đức. Con số này còn chưa tính đến các công ty thuộc chuỗi cung ứng của Volkswagen.

Volkswagen có một quyền lực chính trị được tích lũy theo năm tháng. Khi Đức quyết định tư nhân hóa hãng xe này năm 1960, bang quê nhà của Volkswagen là Lower Saxony luôn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Đây là bang đông dân thứ 4 trong cả nước với hơn 8 triệu người. Nhiều Thủ tướng và Bộ trưởng của Đức đã từng nắm giữ các chức vụ lãnh đạo bang này.

Đối với trường hợp Volkswagen, các chính trị gia Đức không can thiệp vào các quyết định của công ty này. Tuy nhiên, nhìn vào mối liên kết chính trị có thể dễ dàng tìm ra những ảnh hưởng.

Người tiền nhiệm của bà Merkel ở đảng Dân chủ xã hội là Gerhard Schroeder từng được mệnh danh là “thủ tướng ô tô” khi ông lên lãnh đạo nước Đức từ năm 1998 đến 2005 nhờ mối quan hệ mật thiết với ngành xe hơi. Theo chân ông đến Berlin sau khi kề vai sát cánh ở Lower Saxony là Frank-Walter Steinmeier – người đang là Ngoại trưởng Đức. Sigmar Gabriel hiện là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế sau khi từng là thành viên hội đồng quản trị của Volkswagen.

Thomas Steg từng là Phó phát ngôn viên chính phủ Đức trước khi nghỉ việc và lập công ty PR riêng. Hiện ông chính là người phụ trách các chiến dịch vận động hành lang của VW.

Tầm ảnh hưởng về cả chính trị và kinh tế giúp đảm bảo rằng sự diệt vong của Volkswagen là một mối đe dọa lớn đối với sự thịnh vượng của nước Đức. Một số người cho rằng điều này khiến Chính phủ Đức không thể có góc nhìn trung lập đối với bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Volkswagen.

“Điều quan trọng là Chính phủ Đức phải tính đến những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra khi nhìn vào các kịch bản”, Stefan Bratzel – người đứng đầu mảng nghiên cứu ô tô của ĐH Khoa học ứng dụng ở Bergisch Gladbach, Đức – nhận định. Bà Merkel có thể giúp bang Lower Saxony tăng cổ phần ở VW.

Nước Đức sẽ làm gì?

Bratzel so sánh trường hợp của Volkswagen với General Motors – nhà sản xuất xe hơi đã được Chính phủ Mỹ giải cứu trong khủng hoảng tài chính. Chính phủ nắm quyền kiểm soát nhiều hơn sẽ là một lựa chọn, tuy nhiên VW đang ở trong trạng thái tốt hơn so với GM và cho tới nay vẫn chưa gặp rắc rối nào về mặt tài chính. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đe dọa quá trình tiến tới xe điện.

Thủ tướng Merkel vẫn đang cố gắng tránh né vụ bê bối khí thải của Volkswagen khi chỉ thực hiện một động thái đơn giản là yêu cầu hãng này nhanh chóng giải quyết vấn đề. Thái độ của bà thể hiện các quan chức Đức vẫn lưỡng lự không muốn thể hiện ảnh hưởng trực tiếp lên các công ty tư nhân. “Tất nhiên Chính phủ Đức phải tính đến các lợi ích kinh tế”, Marcel Fratzscher, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế DIW, nói.

Bà Merkel cũng đã có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng của ngành ô tô. Năm 2013, bà đã can thiệp để giảm nhẹ các quy định vốn được đặt ra để giảm thiểu khí thải carbon – dioxide từ xe hơi. Khi đó, bà cho rằng quyết định này là để bảo vệ thị trường việc làm và tránh làm ngành công nghiệp yếu đi. Xe hơi chiếm gần 20% trong tổng số 1.500 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Đức trong năm ngoái, đóng góp 1 trong số 7 việc làm ở Đức.

Dẫu vậy, với gần 35% giá trị vốn hóa bốc hơi khỏi cổ phiếu Volkswagen kể từ khi sự việc được đưa ra ánh sáng, ưu ái dành cho Volkswagen sẽ không kéo dài lâu nếu tình hình tiếp tục xấu đi.

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên