Tại sao quan chức Trung Quốc thích sử dụng ghế bành rộng trong các cuộc họp?
Trung Quốc và Mỹ sẽ phải học cách cùng tồn tại với tư cách là đối thủ cạnh tranh, đối tác thương mại và đối thủ về tư tưởng cùng một lúc. Một cách để dự đoán xem họ có thể cân bằng được hay không đó là quan sát những chiếc ghế.
- 06-08-2019Trung Quốc tìm cách trấn an thị trường, tung một loạt biện pháp chặn đà giảm giá của nhân dân tệ
- 06-08-2019Các chuyên gia Phố Wall cảnh báo: Trên thang điểm từ 1 đến 10, đòn trả đũa quyết liệt của Trung Quốc đã đạt ngưỡng 11
- 06-08-2019Trung Quốc xác nhận ngừng mua nông sản Mỹ, cuộc chiến thương mại ngày càng trầm trọng
- 06-08-2019Đường cong lợi suất phát đi tín hiệu kinh hoàng nhất kể từ trước khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế đã đến với nước Mỹ?
Có một điều thường xuyên dễ nhận thấy, khi những vị khách nước ngoài gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì cuộc gặp đó sẽ khiến họ cảm thấy đau cổ. Nguyên nhân lại không phải là điều gì bí ẩn. Bởi những lý do liên quan đến cả văn hoá cao cấp và cũng không có nhiều toan chính chính trị, các vị khách quan trọng tới Trung Quốc thường được mời ngồi "lọt thỏm" 1 trong 2 chiếc ghế bành sát cạnh nhau ở phía đầu của một phòng tiếp khách trang trọng. Ở đó, vị khách phải ngồi, đầu quay 90 độ để quan sát và lắng nghe lãnh đạo của nước sở tại đưa ra lời nhận xét mở đầu có thể kéo dài đến 1 giờ.
Những nguyên thủ quốc gia có dự định tham khảo ý kiến của các trợ lý trong một phòng họp như vậy thì quả là một ngày không may mắn của họ. Đoàn trợ lý sẽ bị "mắc kẹt" trong những chiếc ghế bành họ đang ngồi, được đặt trong căn phòng có cách bố trí hình móng ngựa hoặc ghế xếp thành hàng dài sát tường của căn phòng, đối diện với hàng quan chức của Trung Quốc. Trong một tập mới phát sóng của Podcast đối thoại Mỹ - Trung, một dự án lịch sử tại Đại học Georgetown, Wendy Cutler - với tư cách là một quan chức Mỹ hàng đầu trong đàm phán về việc giúp Trung Quốc tham gia WTO, đã nhớ lại cách những người đồng cấp Trung Quốc của cô khiến các vị khách cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Thứ nhất, họ thường bắt đầu cuộc họp với các đặc phái viên vào lúc 10 giờ tối. Sau đó là cách bố trí của căn phòng khiến họ rất ngại phải đứng dậy, băng qua tấm thảm để đưa mẩu giấy về chi tiết của một chính sách hoặc chiến lược cho các nhà lãnh đạo. Các vị khách phải rất chắc chắn rằng tin nhắn của họ dành cho vị lãnh đạo là đáng để ngắt quãng cuộc họp, bởi không khí trong căn phòng sẽ trở nên "cực kỳ khó xử", Cutler nhớ lại.
Đây là thời điểm mà rất nhiều nước trên thế giới hạ lòng tin đối với Trung Quốc, khi nhiều chính phủ và doanh nghiệp phương Tây đang mất dần hy vọng về việc nước này sẽ mở cửa thị trường cho họ theo các điều khoản bình đẳng. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm xảy ra tình trạng thiếu kiên nhẫn, khi các tập quán của Trung Quốc từ lâu đã khiến các nước bên ngoài chán nản, chẳng hạn như việc trợ cấp nhà nước cho những công ty quốc doanh lớn, hay sử dụng luật an ninh và các quy định chính trị để ép buộc các công ty nước ngoài phải tiết lộ bí mật thương mại. Để từ từ vượt qua những thời điểm nguy hiểm này một cách an toàn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ sẽ phải học cách cùng tồn tại với tư cách là đối thủ cạnh tranh, đối tác thương mại và đối thủ về tư tưởng cùng một lúc. Một cách để dự đoán xem họ có thể cân bằng được hay không đó là quan sát những chiếc ghế.
Bất cứ khi nào các phái đoàn Trung Quốc, Mỹ hay những nước khác gặp gỡ, nếu hai bên cùng ngồi ở một chiếc bàn dài để đàm phán theo từng điều khoản thì sự lạc quan có thể được nghĩ tới. Còn nếu các phòng họp có những chiếc ghế bành lớn được bọc kỹ càng, những chiếc bàn nhỏ cùng chén trà và một số bức tranh lớn với bối cảnh ngọn núi mù sương, thì có thể sự u ám đã ẩn hiện.
Sự sắp xếp đó nói lên một điều gì đó khá rõ ràng về Trung Quốc ngày nay, rằng doanh số bán ghế sử dụng trong các phòng họp sắp xếp theo hình móng ngựa đã tăng đều đặn trong 20 năm qua. Đáng ngạc nhiên là loại ghế này thường được sử dụng trong các cuộc họp như vậy lại được sản xuất bởi một công ty duy nhất - Tiantan Furniture (Nội thất Thiên Đàn), được thành lập vào năm 1956 và do chính quyền thành phố Bắc Kinh sở hữu. Công ty này chia sẻ, hoạt động kinh doanh của họ khá tốt.
Công ty này "theo chân" lịch sử của chiếc ghế, vốn được các vị khách hoàng gia sử dụng ở thời nhà Tống, gần 1000 năm trước, khi thảm sàn và ghế đẩu từ trước đó nhường chỗ cho những chiếc ghế. Với giá lên tới 800 USD mỗi chiếc, chiếc ghế bán chạy nhất của Tiantan được biết đến với cái tên "Ghế bành kiểu Giang Trạch Dân", bởi nó được các trợ lý của nhà lãnh đạo đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân sử dụng vào đầu những năm 2000. Tinh thần tự hào dân tộc cũng giúp mở rộng thị trường cho tất cả các loại đồ nội thất truyền thống của Trung Quốc, Whang Shengli - một quản lý tại Tiantan cho hay. Ngược lại: "Những năm 1980, phong cách phương Tây lại phổ biến hơn." Ngoài ra, còn có một lý do khiến chiếc ghế này phù hợp với một vị phó chủ tịch hay bí thư tỉnh uỷ. Loại ghế này của Tiantan không chỉ được bán rất nhiều cho chính phủ, mà còn là các doanh nghiệp tư nhân, khách sạn và người giàu có bởi nó toát lên khí chất của một vị quan chức lớn, ông Wang gọi đó là "hiệu ứng "của nhà lãnh đạo."
Nhà sản xuất phải mất đến 20 ngày để lắp ghép một chiếc ghế bành như thế này từ gỗ óc chó Trung Quốc, được bọc bằng vải mịn hoặc da (đỏ là màu sắc phổ biến nhất) và rất nhiều lớp đệm bọt, đặc biệt là phần nhỏ tựa lưng, giúp cho người sử dụng có thể ngồi thằng trong nhiều giờ. "Chiếc ghế này khá chắc chắn, phù hợp với một nhà lãnh đạo", ông Wang giải thích trong một chuyến tham quan nhà máy. Những chiếc ghế bành mà Tiantan sản xuất có thể nhìn thấy ở Đại lễ đường Nhân dân và khu lãnh đạo trung tâm của Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, hay thậm chí là trên máy bay của các nhà lãnh đạo.
Đương nhiên, nếu Trung Quốc đồng ý với những cuộc họp kiểu kinh doanh, Mỹ sẽ phải "ôn lại bài cũ". Từ năm 2004 đến 2013, David Dollar là đại diện đầu tiên của Ngân hàng Thế giới (WB) và sau đó là Kho bạc Mỹ tại Bắc Kinh. Tại rất nhiều cuộc họp, ông đã quan sát các uỷ viên chính trị Mỹ khi họ đang nỗ lực đàm phán với sự hỗ trợ của tài liệu đã được ghi lại về các cuộc đàm phán liên quan đến chính quyền tiền nhiệm. Trong khi đó, nói về người ngồi trên chiếc ghế danh dự bên phía Trung Quốc, ông Dollar cho biết nhân vật đó hoàn toàn có thể "là một người ngồi ở cuối bàn 20 năm trước đây , sau đó họ đã bổ nhiệm ông làm phó thị trưởng thành phố Quế Dương hay nơi nào đó và tiếp tục được thăng chức." Kết quả là, các quan chức Trung Quốc có thể và đã nói đến những thoả thuận bằng lời mà họ tin rằng đã thấy các quan chức Mỹ thực hiện nhiều năm trước đó. Thế nhưng, ngược lại, ông Dollar than phiền: "Mỹ không có sự ghi nhớ xuyên suốt qua các thời kỳ."
Ngay bây giờ, Mỹ đã đưa ra cho Trung Quốc một câu đố đặc biệt. Tổng thống Donald Trump chìm trong những cuộc nói chuyện đầy niềm nở đối với những người đồng cấp - vốn là điều Trung Quốc muốn. Ở cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trump đã vui vẻ chia sẻ về chiếc ghế sofa thổ cẩm ở Mar-a-Lago, bang Florida và nói rằng vị khách người Trung Quốc là một người bạn tuyệt vời. Tuy nhiên, ông Trump thì cảm thấy không bị ràng buộc bởi những thoả thuận đã tuyên bố bằng lời hay cách nào khác của các chính quyền tiền nhiệm. Đây là một cú shock đối với Trung Quốc và khả năng ghi nhớ "siêu hạng" của họ đối với những lời hứa dù là nửa vời từ rất lâu trước đây. Với cục diện toàn cầu hoá đang ở thế cân bằng, đã đến lúc Trung Quốc ngừng áp dụng cách bày trí kiểu vành móng ngựa nhàm chán. Tuy nhiên, nước Mỹ cũng vậy, họ phải tận dụng tốt hơn vị thế của mình trên chiếc bàn cao nhất của các cuộc đàm phán thương mại.