Tăng lãi suất không đáng ngại
Dù áp lực tăng lãi suất ở cả 2 chiều huy động và cho vay những tháng cuối năm nay khá lớn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng điều đó không đáng ngại đối với nền kinh tế.
- 08-07-2022Khối nghiên cứu của 29 ngân hàng và công ty chứng khoán tin vào mục tiêu kìm lạm phát năm nay
- 08-07-2022Chuyên gia dự báo tỷ giá sẽ vẫn tăng nhưng không mạnh như 6 tháng qua
- 08-07-2022Thị trường đã sẵn sàng đợi hành động của Ngân hàng Nhà Nước?
Nhiều ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất huy động.
Tăng trưởng GDP 7,72% trong qúy 2/2022 là một trong những thành công ban đầu của quá trình phục hồi kinh tế của đất nước. Nhưng tăng trưởng kinh tế đi kèm với lạm phát gia tăng đã làm tăng sức ép tăng lãi vay.
Áp lực lớn
Trên thực tế, áp lực tăng lãi suất huy động và cho vay đang ngày càng lớn, vì lý do sau:
Thứ nhất, CPI đã tăng lên 3,37% trong tháng 6/2022, từ 2,86% trong tháng 5 và 2,64% trong tháng 4/2022. Khi lạm phát tăng lên, người gửi tiền yêu cầu lãi suất huy động cao hơn để duy trì sức mua của họ. Do đó, các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân và thu hút thêm khách hàng, cũng như tạo nguồn vốn cho tăng trưởng cho vay.
Thứ hai, tính đến ngày 20/06/2022, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng 8,51% so với đầu năm nay, chỉ thấp hơn 6 tháng đầu năm 2017 là 9,1%. Nhu cầu tín dụng tăng mạnh đã giúp một số ngân hàng gần như đạt hạn mức tín dụng cả năm chỉ sau 6 tháng đầu năm nay. Do đó, họ có thể lựa chọn những khách hàng sẵn sàng trả lãi suất cho vay cao hơn.
Không đáng lo
Trong khi NHNN vẫn có khả năng điều tiết, bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền, Phụ trách Phòng Nghiên cứu phân tích của Công ty Chứng khoán Maybank Investment Bank (MSVN) dự báo lãi suất tăng tổng cộng khoảng 70 điểm cơ bản trong năm nay.
Nhận định của bà Tuyền cũng khá thuyết phục, bởi nếu xét mức bình quân 10 năm qua với mức tăng trưởng tín dụng chỉ 14%. Do đó, để nền kinh tế đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng và các mục tiêu khác, khả năng “bóp” tín dụng dưới 14%, hoặc kìm giữ tăng lãi suất thấp hơn 70 điểm cơ bản sẽ khó xảy ra.
Tín dụng tăng trưởng tới 8,5% trong 6 tháng đầu năm 2022 đã làm tăng 40 điểm cơ bản lãi suất thị trường (tiền gửi và cho vay). Như vậy, mức tăng lãi suất trong 6 tháng cuối năm nay không lớn do dư địa tín dụng còn hạn chế (sau khi tăng 8,5% trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ còn 5,5% cho 6 tháng cuối năm 2022).
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chuyên gia nhóm phân tích tài chính khối khách hàng cá nhân cũng cho rằng, nếu lãi suất tăng 70 điểm cơ bản trong năm nay, thì mới chỉ đưa lãi suất trở lại mức trước đại dịch COVID-19 (lãi suất thực huy động ở mức 4,3% vào cuối năm 2022 so với 3,6% vào năm 2021 và trung bình 4,9% cho giai đoạn 2015 -2019 và lãi suất thực cho vay là 8,9% so với lần lượt là 8,2% và 8,9%). Điều đó sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế. Đó là chưa tính đến gói hỗ trợ lãi suất 2% cho khoảng 18% tổng dư nợ cho đến cuối năm 2023.
Diễn đàn doanh nghiệp