Thép Pomina (POM): Cổ phiếu kịch trần 7 phiên, kỳ vọng từ hệ thống luyện thép 1 triệu tấn
Trên thị trường, kỳ vọng từ các hiệp định cũng đã phản ánh tạo đà thăng hoa cho nhóm cổ phiếu thép. Đặc biệt, cổ phiếu POM liên tục kịch trần 7 phiên liên tiếp, đưa mức giá từ vùng 5.000 đồng/cp lên 8.500 đồng/cp, thanh khoản cải thiện đáng kể.
Ngày 18/11/2020, CTCP Thép Pomina (POM) cho biết đã đưa vào vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao (BF) và lò điện công nghệ Consteel sản xuất từ quặng. Công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép được luyện từ quặng, sạch tạp chất.
Được biết, công nghệ sản xuất của POM hoạt động khép kín và đồng bộ từ thượng nguồn sử dụng nguyên liệu thô tới hạ nguồn tao ra thép thành phẩm. Gang lỏng sau khi nấu luyện đạt chất lượng từ lò cao sẽ được chuyển sang lò điện EAF. Công nghệ Consteel mang ưu điểm vượt trội: loại bỏ hoàn toàn xỉ và các tạp chất, giúp làm sạch gang lỏng và được kết xuất ra từ đáy lò. Đối với các yêu cầu khác nhau về mác thép, công nghệ đã tích hợp hệ thống nạp trợ dung với mức độ tự động hóa cao đáp ứng chính xác hoàn toàn đơn hàng.
Trên thị trường, kỳ vọng từ các hiệp định cũng đã phản ánh tạo đà thăng hoa cho nhóm cổ phiếu thép. Đặc biệt, cổ phiếu POM liên tục kịch trần 7 phiên liên tiếp, đưa mức giá từ vùng 5.000 đồng/cp lên 8.500 đồng/cp, thanh khoản cải thiện đáng kể.
Về kinh doanh, POM là cái tên đáng chú ý khi chuyển mình mạnh mẽ trong quý 3 năm nay, Công ty có lãi trở lại với số lãi sau thuế 16 tỷ đồng. Giải trình, POM cho biết Công ty đang triển khai dự án lò cao, dự kiến quý 4/2020 lò cao sẽ đi vào hoạt động nên hiện nay chi phí lãi vay tăng 18,7% so với cùng kỳ.
Dự báo ngành thép, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo mới nhất ghi nhận tháng 8/2020 thị trường có tín hiệu khả quan, khi sản lượng tăng đáng kể so với năm ngoái. Ngoại trừ thép cuộn cán nguội, tất cả các mảng phụ khác ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, là tín hiệu cho sự phục hồi của cả thị trường nội địa và quốc tế.
Nửa cuối năm, nhiều dự án lớn tăng tiến độ sau giãn cách và chi tiêu tài khóa cho cơ sở hạ tầng cũng được đẩy mạnh giải ngân, điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho sản lượng tiêu thụ của ngành thép xây dựng. Theo đó VDSC kỳ vọng xu hướng trên sẽ duy trì trong trung hạn, các nhà máy thép xây dựng trong nước sẽ trực tiếp hưởng lợi.
Trí Thức Trẻ