MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 14/6: Giá dầu tăng hơn 3%, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng

14-06-2023 - 08:26 AM | Thị trường

Thị trường ngày 14/6: Giá dầu tăng hơn 3%, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng

Phiên giao dịch 14/6 tâm lý thị trường được củng cố khi ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất vay ngắn hạn đẩy giá hàng hóa đồng loạt tăng từ dầu, đồng, quặng sắt đến cao su, trong khi vàng giảm.

Dầu tăng hơn 3%

Giá dầu tăng hơn 3%, phục hồi sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất vay ngắn hạn lần đầu tiên trong 10 tháng.

Việc cắt giảm lãi suất này nhằm bổ sung thêm động lực cho sự phục hồi sau đại dịch tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất.

Chốt phiên 13/6, dầu thô Brent tăng 2,45 USD hay 3,4% lên 74,29 USD/thùng. Dầu WTI tăng 2,30 USD hay 3,4% lên 69,42 USD/thùng.

Giá đã giảm khoảng 4% trong phiên liền trước một phần bởi lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc sau khi số liệu kinh tế đáng thất vọng của nước này công bố trong tuần trước.

Sự gia tăng trong nguồn cung toàn cầu đang gây áp lực lên thị trường này, cùng với lo ngại tăng trưởng nhu cầu trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed kết thúc vào ngày 14/6.

Phần lớn các nhà đầu tư dự kiến Fed giữ lãi suất không đổi, đặc biệt sau khi số liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng khiêm tốn trong tháng 5.

Ngân hàng trung ương Châu Âu dự kiến tăng lãi suất vào ngày 15/6.

Lo lắng về nhu cầu đã làm sáng tỏ việc tăng giá dầu tạm thời từ cam kết của Saudi Arabica cắt giảm thêm sản lượng trong tháng 7, đã thông báo vào đầu tháng này.

OPEC giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 ổn định tháng thứ 4 liên tiếp, tăng nhẹ dự đoán tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc.

Vàng giảm

Giá vàng giảm do lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng trở lại, trong khi nhà đầu tư tăng đặt cược Fed sẽ giữ nguyên lãi suất sau khi dữ liệu cho thấy mức tăng giá tiêu dùng của Mỹ chậm lại trong tháng 5.

Vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.942,59 USD/ounce, sau khi tăng khoảng 0,7%. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 0,6% xuống 1.958,6 USD/ounce.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 3,807% khiến vàng kém hấp dẫn.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 4% trong tháng 5, tăng hàng năm thấp nhất trong hơn hai năm nhưng vẫn trên mục tiêu 2% của Fed.

Trong 12 tháng tính tới tháng 5, chỉ số CPI lõi tăng 5,3% cho thế áp lực giá cơ bản vẫn mạnh.

Giá đồng cao nhất một tháng

Giá đồng tăng lên mức cao nhất một tháng sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất vay ngắn hạn lần đầu tiên trong 10 tháng và số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ tăng vừa phải.

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,9% lên 8.470 USD/tấn sau khi chạm 8.515,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/5 và là mức hiện tại của trung bình 50 ngày.

Trước đó các kim loại cơ bản tăng sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất giúp khôi phục niềm tin thị trường và hỗ trợ quá trình phục hồi sau đại dịch.

Chỉ số USD giảm sau số liệu của Mỹ, khiến giá kim loại thu hút hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.

Giá đồng đang giao dịch quanh điểm trung bình 200 ngày tại 8.384 USD và đã vượt ngưỡng 8.450 USD, mức thấp hồi tháng 3 và tháng 4, có thể thu hút đà mua vào.

Đang hỗ trợ cho các kim loại từ phía nguồn cung, một đám cháy đêm qua tại nhà máy luyện kim Ronnskar của Thụy Điển – một nhà sản xuất chính đồng, kẽm, chì và các kim loại khác – đã tạm dừng sản xuất cho tới khi có thông báo mới.

Quặng sắt phục hồi

Quặng sắt tại Singapore và Đại Liên phục hồi do tâm lý thị trường đã cải thiện sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn lần đầu tiên trong 10 tháng.

Thông báo này được đưa ra sau khi giá quặng sắt tại Singapore giảm 3% trong ngày 12/6 sau khi tăng gần 15% trong 8 phiên liên tiếp trong bối cảnh hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tung ra một loạt chính sách kích thích để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

Thêm vào tâm lý lạc quan là một báo cáo của Bloomberg News cho biết Trung Quốc đang xem xét hàng chục biện pháp kích thích để hỗ trợ các lĩnh vực gồm thị trường bất động sản, lĩnh vực tiêu thụ thép lớn nhất. Động thái này được đưa ra sau một loạt dữ liệu kinh tế kém hơn dự kiến trong tháng 4 và tháng 5.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tại Singapore tăng 2,69% lên 111,8 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 đảo lại chiều giảm trong phiên buổi sáng và đóng cửa phiên giao dịch tăng 0,69% lên 801,5 CNY (112,1 USD)/tấn.

Thép cây tại Thượng Hải tăng 1,88%, thép cuộn cán nóng tăng 1,77% và dây thép cuộn tăng 3,16%. Thép không gỉ giảm 0,56%.

Cao su Nhật Bản tăng

Giá cao su Nhật Bản đóng cửa tăng bởi hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ kích thích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, trong khi chứng khoán của Nhật Bản mạnh lên cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,7 JPY hay 0,3% lên 210,5 JPY (1,51 USD)/kg, sau khi giảm 3 phiên.

Tại Thượng Hải cao su giao tháng 9 không đổi tại 11.960 CNY (1.670,34 USD)/tấn.

Giá cao su có thể tăng cùng các hàng hóa khác do ảnh hưởng tích cực từ việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng cho lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, mặc dù vâbt kỳ động thái tăng giá nào cũng có thể bị hạn chế do các biện pháp hiện nay là tương đối khiêm tốn.

Đường giảm

Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,31 US cent xuống 25,16 US cent/lb.

Các đại lý cho biết sản lượng mạnh tại Trung nam Brazil giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung khan hiếm.

UNICA, tổ chức mía đường Brazil đã báo cáo sản lượng đường trong nửa cuối tháng 5 đạt tổng cộng 2,9 triệu tấn, tăng 25,2% so với cùng kỳ một năm trước.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,6 USD xuống 680,0 USD/tấn.

Cà phê trái chiều

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 8 USD lên 2.689 USD/tấn.

Các nhà kinh doanh cà phê robusta tại Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới đang tích trữ cà phê, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá kỳ hạn, được sử dụng để tính giá cà phê robusta trên toàn thế giới lên mức cao kỷ lục.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 1,7% xuống 1,787 USD/lb.

Đậu tương cao nhất một tháng, lúa mì tăng

Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago lên cao nhất một tháng do lo lắng về tình trạng khô hạn tại Midwest ảnh hưởng tới triển vọng vụ mùa, cùng với giá dầu thô tăng.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 26-1/2 US cent lên 13,99-1/4 USD/bushel sau khi đạt 14,15-1/2, cao nhất kể từ ngày 12/5. Đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11 tăng 30-1/2 US cent lên 12,39-1/2 USD/bushel.

Giá ngô tại hầu hết các kỳ hạn đóng cửa tăng do xếp hạng tình trạng mùa vụ tại Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, nhưng hợp đồng kỳ hạn tháng 7 giảm do chốt lời và lo lắng về nhu cầu xuất khẩu của Mỹ yếu.

Ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 4-3/4 US cent xuống 6,12-1/2 USD/bushel, sau khi tăng lên 6,25 USD cao nhất trong 7 tuần.

Ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 2 US cent lên 5,51-1/4 USD/bushel.

Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 7 tăng 2-1/2 US cent lên 6,36-1/4 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 14/6

Thị trường ngày 14/6: Giá dầu tăng hơn 3%, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng - Ảnh 2.

Minh Quân

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên