Thị trường ngày 26/05: Giá vàng giảm do nhà đầu tư chốt lời, dầu ổn định
Hầu hết các thị trường ở Anh, Mỹ và một số quốc gia Châu Á nghỉ lễ khiến phiên giao dịch đêm qua trầm lắng, giá dầu ổn định, trong khi vàng, đồng, quặng sắt đều giảm.
- 22-05-2020Thị trường ngày 22/5: Giá dầu Brent tăng tiếp lên cao nhất gần 2 tháng, vàng quay đầu giảm mạnh
- 21-05-2020Thị trường ngày 21/5: Giá dầu bật tăng hơn 4%, đồng và cao su cao nhất 2 tháng
- 20-05-2020Thị trường ngày 20/5: Giá sắt thép tăng liên tục, vàng cũng tăng giá trở lại
Dầu ổn định
Giá dầu ổn định trong phiên qua, với ngày nghỉ lễ tại Singapore, London và New York làm giảm khối lượng giao dịch, do lo ngại ngày càng tăng về sự phục hồi nhu cầu bù cho việc cắt giảm nguồn cung.
Dầu Brent tăng nhẹ lên 35,81 USD/thùng, trong khi dầu WTI ổn định tại 33,74 USD/thùng. Cả hai loại dầu đã giảm khoảng 45% từ đầu năm tới nay.
Căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, về động thái áp đặt luật an ninh của Bắc Kinh với Hong Kong cũng dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu.
Mối quan hệ song phương giữa Washington và Bắc Kinh đã tồi tệ kể từ khi bùng phát virus corona, hai quốc gia đã bất đồng về Hong Kong, quyền con người, thương mại và việc hỗ trợ của Mỹ cho Đài Loan.
Giá dầu đang được hỗ trợ từ việc cắt giảm nguồn cung toàn cầu 9,7 triệu thùng/ngày của tổ chức OPEC+, hiện đã có hiệu lực gần một tháng. Đồng thời cũng được hỗ trợ bởi số lượng giàn khoan của Mỹ, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai đã giảm 21 giàn xuống 318 giàn, thấp kỷ lục trong tuần kết thúc vào ngày 22/5, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Vàng giảm do chốt lời
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch trầm lắng do một số nhà đầu tư chốt lời, mặc dù căng thẳng kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc và các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ đã hạn chế đà giảm.
Vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.728,55 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 6 của Mỹ giảm 0,5% xuống 1.727,4 USD/ounce.
Cổ phiếu Châu Âu tăng do lạc quan về nới lỏng phong tỏa và những dấu hiệu kích thích hơn nữa đối với nền kinh tế khu vực eurozone đã hỗ trợ tâm lý. Tuần trước, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, lo sợ suy thoái và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc qua Hong Kong tăng 176% trong tháng 4 so với tháng liền trước, lên 10,3 tấn.
Lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust tăng 0,4% lên 1.116,71 tấn trong ngày 22/5.
Giá đồng Thượng Hải giảm ngày thứ 2
Sàn giao dịch kim loại London đóng cửa nghỉ lễ và sẽ mở lại vào ngày 26/5.
Giá đồng Thượng Hải giảm ngày thứ 2 liên tiếp do các nhà đầu tư tập trung vào căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới và do hạn chế nguồn cung dịu đi.
Trong khi dự trữ đồng tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tuần trước giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 8 tháng, tiêu thụ đồng của Trung Quốc đang suy yếu.
Sự hỗ trợ từ phía nguồn cung đối với giá đồng cũng suy yếu với việc nối lại một số hoạt động khai thác tại các quốc gia Nam Mỹ sau khi đóng cửa liên quan tới virus corona.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm khoảng 1,2% xuống mức thấp nhất một tuần tại 43.210 CNY (6.054,36 USD)/tấn, trước khi đóng cửa giảm 0,2% xuống 43.650 CNY/tấn.
Công nhân tại mỏ đồng cobalt Tenke Fungurme tại Cộng hòa Dân chủ Công đã kết thúc cuộc đình công một ngày sau khi đồng ý thỏa thuận với ban quản lý về việc bồi thường khi cách ly.
Quặng sắt, thép Trung Quốc giảm
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1,5 CNY xuống 721,5 CNY/tấn. Tổng khối lượng giao dịch của 12 hợp đồng quặng sắt kỳ hạn được niêm yết là 1.447.320 lot, tổng doanh thu là 105,79 tỷ CNY
Hiệp hội thép và các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc đã kêu gọi tăng sản lượng quặng sắt trong nước cũng như đầu tư nhiều hơn trong thăm dò ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung.
Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới với nhu cầu có thể đạt 1.225 tỷ tấn trong năm 2020. Nhưng quốc gia này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đã nhập khẩu 1 tỷ tấn quặng trong năm 2019.
Ông Wenbo, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Quặng sắt và Thép Trung Quốc (CISA), khuyến nghị tại Hội nghị Tư vấn Chính sách tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc nên đặt "mục tiêu chiến lược quốc gia" giữ sản lượng quặng sắt trong nước ở mức hơn 20 % tổng nhu cầu.
Thép thanh giao tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,3% xuống 3.500 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng đóng cửa giảm 1,3% xuống 3.405 CNY/tấn.
Sản lượng thép thô của Nhật Bản giảm 23,5% trong tháng 4/2020 so với cùng tháng năm trước xuống mức thấp nhất trong 11 năm tại 6,62 triệu tấn, do nhu cầu yếu trong bối cảnh dịch bệnh.
Sản lượng thép thô toàn cầu giảm 13% xuống 137,1 triệu tấn trong tháng 4/2020 so với tháng 4/2019, theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới.
Giá cao su TOCOM tăng do hy vọng kinh tế Nhật bản phục hồi
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên qua do chính phủ Nhật Bản có vẻ sẵn sàng chấm dứt tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và các khu vực lân cận, thúc đẩy hy vọng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này có thể sớm bắt đầu phục hồi.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 1,4 JPY lên 152,9 JPY (1,42 USD)/kg.
Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi đồng JPY yếu hơn khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này giá rẻ hơn cho những người mua sử dụng bằng đồng tiền khác.
Nhưng hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 CNY xuống 10.240 CNY (1.435 USD)/tấn.
Thị trường lúa mì Châu Âu tăng nhẹ
Giá lúa mì Euronext tăng nhẹ do các đánh giá trái chiều về tình trạng của vụ mùa ở Châu Âu và Biển Đen.
Lúa mì xay xát giao tháng 9 tăng 1 euro hay 0,5% lên 189,25 euro/tấn, nhưng thấp hơn mức cao nhất 4 tuần tại 190,25 euro đạt được trong ngày 21/5. Khối lượng giao dịch yếu do thị trường Mỹ đóng cửa.
Giá xuất khẩu tăng tại Nga và Ukraina trong tuần trước do lo ngại về mùa vụ. Các thương nhân dự báo mưa trong tuần này tại Biển Đen cùng với triển vọng khô hạn tại Pháp, nhà sản xuất lúa mì hàng đầu của Liên minh Châu Âu.
Số liệu xuất khẩu hàng tuần của EU cộng với Anh đã đạt 30,74 triệu tấn từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, tăng 63% so với cùng kỳ một năm trước.
Giá tỏi của Trung Quốc theo xu hướng giảm
Giá tỏi tại Trung Quốc gần đây theo xu hướng giảm. Nguồn cung thị trường chủ yếu gồm tỏi tươi từ các khu vực sản xuất địa phương và tỏi từ các cơ sở lưu trữ trong kho lạnh tại Sơn Đông và Vân Nam. Giá theo xu hướng giảm do một số nguyên nhân như nguồn cung ra thị trường là lớn. Giá tỏi tươi ở các khu vực sản xuất là 0,7 – 0,9 CNY/0,5 kg. Tỏi tươi chiếm 70% khối lượng giao dịch, trong khi tỏi từ kho lạnh chiếm 30% còn lại. Giá tỏi từ kho lạnh là 2 – 3 CNY/0,5kg. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới thị trường tỏi. Giá tỏi đã giảm và vẫn tiếp tục xu hướng này. Điều này do tỏi chất lượng cao khan hiếm, trong khi loại chất lượng trung bình lại dồi dào. Sự khan hiếm của tỏi chất lượng cao đã kéo giá trung bình giảm.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 26/05