Thị trường ngày 6/2: Giá dầu và vàng bật tăng trở lại, đồng cao nhất 1 tuần
Chốt phiên giao dịch ngày 5/2, dầu và vàng tăng trở lại, palađi cao nhất gần 2 tuần, đồng cao nhất 1 tuần, than cốc, than luyện cốc, thép, cao su, đậu tương và lúa mì đồng loạt tăng, trong khi khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm, cà phê thấp nhất 3 tháng.
- 04-02-2020Thị trường ngày 4/02: Giá dầu thấp nhất 13 tháng, đồng và nhôm thấp nhất 3 năm
- 01-02-2020Thị trường tuần cuối tháng 01/2020: Vàng tăng mạnh nhất 5 tháng, dầu giảm tuần thứ 4 liên tiếp
- 31-01-2020Thị trường ngày 31/01: Dầu, đồng, cao su rớt giá mạnh
Dầu tăng vọt 2%
Giá dầu tăng khoảng 2% khi các phương tiện truyền thông cho thấy các nhà khoa học đã phát minh 1 loại vaccine chống lại virus corona lây lan nhanh, làm giảm bớt mối lo ngại về dịch bệnh đã thúc đẩy nhu cầu dầu.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/2, dầu thô Brent tăng 1,32 USD tương đương 2,5% lên 56,46 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,14 USD tương đương 2,3% lên 50,75 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều tăng hơn 4% trong phiên.
Ngoài ra giá dầu còn được hỗ trợ bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa, nhằm thắt chặt nguồn cung khi nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm.
Sự suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu do virus corona bùng phát dự kiến sẽ giảm mức tăng trưởng nhu cầu dầu trên toàn thế giới năm 2020 khoảng 300.000 – 500.000 thùng/ngày, chiếm 0,5% trong tổng nhu cầu, Giám đốc tài chính Brian Gilvary cho biết.
Khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 4 năm do dự báo thời tiết ấm hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới cùng với xuất khẩu suy giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York giảm 1,1 US cent tương đương 0,6% xuống 1,861 USD/mmBTU, đóng cửa phiên 3/2/2020 giá khí tự nhiên chạm 1,819 USD/mmBTU - thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Như vậy, tính đến nay giá khí tự nhiên đã giảm 36% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.
Vàng tăng trở lại, palađi cao nhất gần 2 tuần
Giá vàng tăng trở lại sau khi chạm mức thấp nhất 2 tuần trong đầu phiên giao dịch, do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,4% lên 1.558,12 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.562,8 USD/ounce.
Giá vàng tăng được hỗ trợ bởi số liệu việc làm tư nhân trong nước hàng tháng tăng mạnh và báo cáo tiến trình phát triển một phương pháp điều trị để chống lại virus corona lây lan nhanh cũng như đồng USD tăng, bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh.
Trong khi đó, giá palađi giảm 0,2% xuống 2.428,75 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất gần 2 tuần trong đầu phiên giao dịch.
Đồng cao nhất 1 tuần
Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới – bơm tiền để kích thích nền kinh tế.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,9% lên 5.722 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.769 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 27/1/2020. Tuy nhiên, tính đến nay giá đồng đã giảm 13% trong chuỗi 14 phiên giảm liên tiếp do lo ngại virus corona sẽ kiềm chế hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại.
Giá đồng tăng cùng với thị trường tài chính do các nhà đầu tư kỳ vọng động thái của Trung Quốc sẽ bù đắp bất kỳ sự suy giảm kinh tế nào từ tác động virus corona bùng phát.
Than cốc, than luyện cốc và thép đồng loạt tăng, quặng sắt giảm
Giá than cốc và than luyện cốc tại Trung Quốc tăng, do gia tăng lo ngại nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép bởi virus corona bùng phát gây gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Trên sàn Đại Liên, giá than cốc tăng 0,5% lên 1.775 CNY/tấn, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó. Giá than luyện cốc tăng 0,8% lên 1.198,5 CNY/tấn, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,6%.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm phiên thứ 3 liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ, với mức giảm tổng cộng 1,5%. Đồng thời, giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 81,8 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 14/11/2019. Tuy nhiên, bất chấp áp lực giảm giá quặng sắt do lo ngại về tác động kinh tế của virus corona, song Fitch Solutions đã nâng dự báo giá quặng sắt năm 2020 lên mức trung bình 85 USD/tấn từ mức 80 USD/tấn dự báo trước đó.
Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,4% và giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5%.
Cao su đồng loạt tăng tại Tokyo và Thượng Hải
Giá cao su tại Tokyo tăng khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng do tâm lý của các nhà đầu tư được cải thiện.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,3 JPY lên 175 JPY (1,6 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 335 CNY lên 11.215 CNY (1.602 USD)/tấn.
Đường duy trì vững, cà phê thấp nhất 3 tháng
Giá đường duy trì vững sau khi đạt mức cao nhất 2 năm trong phiên trước đó do sản lượng giảm, trong khi giá cà phê Arabica chạm mức thấp nhất 3 tháng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,01 US cent tương đương 0,1% xuống 14,71 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 năm (15,13 US cent/lb) trong phiên trước đó. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,4 USD tương đương 0,1% lên 414,1 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm (420 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,25 US cent tương đương 0,25% xuống 97,9 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 3 tháng (97,75 US cent/lb). Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 7 USD tương đương 0,5% xuống 1.283 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 3 tháng (1.280 USD/tấn).
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12/2019 tăng 0,3% so với tháng 12/2018 lên 10,3 triệu bao (60 kg), Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết.
Đậu tương và lúa mì tăng, ngô giảm
Giá đậu tương tại Mỹ tăng do thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu đậu tương tăng mạnh, làm lu mờ lo ngại về nhu cầu xuất khẩu đậu tương Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 1/2 US cent lên 8,8 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 4-3/4 US cent lên 5,62 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1-1/2 US cent xuống 3,8-3/4 USD/bushel.
Dầu cọ tiếp đà tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp được thúc đẩy bởi dự kiến sản lượng dầu cọ trong tháng 1/2020 giảm và giá dầu đậu tương tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 62 ringgit tương đương 2,3% lên 2.730 ringgit (662,46 USD)/tấn.
Trong tuần trước, giá dầu cọ giảm gần 9% do lo ngại virus corona lây lan mạnh tại Trung Quốc, dấy lên mối lo ngại nguồn cung gián đoạn và ảnh hưởng đến nhu cầu tại nước nhập khẩu dầu cọ lớn thứ 2 thế giới.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 6/2