Thói quen ăn uống là "kẻ đánh cắp giấc ngủ": Nếu biết cách, bạn sẽ không phải trằn trọc hàng đêm
Khi bị thiếu ngủ, sức khỏe, tinh thần và hiệu quả làm việc của chúng ta đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy, điều chỉnh cách ăn uống là phương thức cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
- 20-06-2017Tiêu chí đánh giá cơ thể nhiễm độc nặng hay nhẹ: Xem xong bạn sẽ biết mình cần phải làm gì
- 19-06-2017"Không có thời gian thể dục, sẽ có thời gian chữa bệnh": Những cảnh báo sức khỏe vô giá
- 14-06-201710 “kẻ đánh cắp” giấc ngủ
- 08-04-2017Bạn sẽ hối tiếc khi không biết 10 mẹo thông minh giúp giấc ngủ yên bình và trọn vẹn hơn
Theo nghiên cứu của Đại học Southampon, Mỹ, cách ăn uống có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học và chu kỳ giấc ngủ của bạn. Tác giả nghiên cứu Felino Cagampang, một nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Southampon cho biết, nhịp sinh học của cơ thể quyết định tình trạng tỉnh táo của trí não và thời điểm bạn buồn ngủ. Tình trạng thường xuyên mất ngủ, khó ngủ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo dẫn tới nhiều hệ lụy về sức khỏe, giảm năng suất làm việc...
Nói một cách đơn giản, cách bạn ăn uống ảnh hưởng tới tình trạng tỉnh táo của não và có thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Nhà nghiên cứu giấc ngủ Cagampang khuyên chúng ta áp dụng các điều sau đây để điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể và có giấc ngủ chất lượng hơn:
Cách bạn ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
- Tuyệt đối không ăn đêm: Khi bạn ăn vào ban đêm, cơ thể bạn sẽ nhận ra tín hiệu "bắt đầu ngày mới" và khởi động lại. Khi đó, bạn sẽ không thể ngủ ngon bởi các cơ quan trong cơ thể vẫn đang vận hành.
- Bữa sáng nên là bữa ăn đầy đủ nhất: Buổi sáng là thời gian tối ưu để bổ sung tinh bột, protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Bạn cần nhiều năng lượng cho cơ thể trong suốt cả ngày hoạt động hơn là năng lượng để "đi ngủ". Vì thế, hãy cố gắng giảm lượng tinh bột và chất đạm trong bữa tối nếu có thể. Khi nạp quá nhiều thức ăn vào bữa tối, cơ thể bạn sẽ báo hiệu là não cần làm việc nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn. Bạn thường khó ngủ sau một bữa tối no nê.
- Giảm tinh bột trong bữa trưa để giữ động lực trong buổi chiều: Hãy lựa chọn bữa trưa cẩn thận. Tránh nạp quá nhiều tinh bột bởi chúng sẽ khiến bạn buồn ngủ vào buổi chiều và làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ vào ban đêm. Bạn chỉ nên nghỉ trưa trong thời gian ngắn để không làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Đối với nhiều người, giấc ngủ trưa kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng mất ngủ vào ban đêm.
- Quy tắc vàng là ngủ đúng giờ: Đi ngủ vào cùng thời điểm mỗi đêm giúp duy trì nhịp sinh học ổn định. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, thịt lợn, thịt cừu và hầu hết các sản phẩm từ sữa... Theo nghiên cứu khoa học, chúng có thể phá vỡ nhịp sinh học, ảnh hưởng bất lợi đến giấc ngủ.
- Cuối cùng, không gian phòng ngủ thoáng, mát và hạn chế ánh sáng sẽ đảm bảo cho bạn một giấc ngủ tốt hơn. Thiền định trước khi đi ngủ cũng giúp bạn thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Prevention