Thời sự 24h: Thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách nào?
Bộ luật hình sự quy định mức tiền tham nhũng từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội xử lý bằng hình sự dưới 2 triệu đồng thì xử lý hành chính.
- 11-03-2015[Thời sự 24h]: Hoãn chuyến bay khách hàng vẫn là người chịu thiệt
- 10-03-2015[Thời sự 24h]: Từ 2016, lương sẽ đảm bảo cuộc sống tối thiểu
- 09-03-2015Thời sự 24h: Nghỉ 6 ngày dịp Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5
- 06-03-2015Thời sự 24h: Ba Bộ nghiên cứu vụ tịch thu xe khi tài xế say xỉn nặng
Thủ tướng sẽ thăm chính thức hai nước Australia, New Zealand
Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Tony Abbott và Phu nhân, và nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand John Key, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Australia từ ngày 17-18/3 và New Zealand từ ngày 19-20/3.
Việt Nam hiện đang có quan hệ đối tác toàn diện với hai nước Australia và New Zealand. Các mối quan hệ này đang ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực và ngày càng sâu sắc.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi tại Sydney mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị khẳng định tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Australia còn rất lớn và hai bên cần nỗ lực làm sâu sắc hơn nội hàm Quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.
Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, trong năm 2014, quan hệ Việt Nam-Australia đã có bước phát triển tích cực và thực chất trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế-thương mại-đầu tư, giao lưu nhân dân. (Xem thêm)
Ủy ban Dân tộc muốn thành Bộ Dân tộc
Cho phép xây dựng đề án đổi tên Ủy ban Dân tộc thành Bộ Dân tộc và triển khai xây dựng dự án Luật Dân tộc là đề nghị của Bộ trưởng Giàng Seo Phử tại báo cáo trước thềm phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào chiều 13/3.
Hai đề nghị này không liên quan trực tiếp đến các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử.
Với đề nghị đổi từ ủy ban sang bộ, ông Giàng Seo Phử lý giải trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 không còn cơ chế thành viên Ủy ban với sự tham gia của các thành viên là thứ trưởng của các bộ, ngành.
Thực tế hiện nay Ủy ban Dân tộc đang hoạt động theo bộ máy cơ quan cấp bộ, ông Giàng Seo Phử trình bày. (Xem thêm)
“Cơ quan bị kiện, thủ trưởng phải đến tòa”
Quy định tưởng như rất hiển nhiên này mới được dự kiến sẽ thể hiện tại dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi)...Khi cơ quan, tổ chức bị kiện thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó phải có mặt tại phiên toà.
Quy định tưởng như rất hiển nhiên này mới được dự kiến sẽ thể hiện tại dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng qua, sau khi đã tiếp thu nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra.
Một trong những yêu cầu của việc sửa đổi luật, theo cơ quan soạn thảo là bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng hành chính có tính khả thi, dân chủ, công khai, công bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. (Xem thêm)
Thiếu thông tin trễ chuyến, Vietnam Airlines và Vietjet bị phạt
Ngày 13-3, Cục Hàng không Việt Nam quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) và Vietjet Air (VJA). Theo đó mỗi hãng bị phạt 15 triệu đồng vì để xảy ra chậm chuyến bay nhiều giờ nhưng chậm thông báo, thiếu thông tin đầy đủ cho hành khách.
Cụ thể, VNA bị phạt do liên quan đến chuyến bay VN1370 từ TP.HCM đi Huế bị chậm chuyến ngày 10-3. Chuyến bay này dự kiến cất cánh lúc 6g10 từ sân bay Tân Sơn Nhất nhưng bị hoãn lại nhiều lần do thời tiết tại Huế xấu và VNA chưa có máy bay để vận chuyển.
Sau hơn 9 tiếng chờ đợi, đến 14g25 ngày 10-3, chuyến bay VN1370 cất cánh đi Huế. Hành khách trên chuyến bay bày tỏ bức xúc vì phải ngồi chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất quá lâu. (Xem thêm)
Đề xuất tịch thu xe: Cần áp dụng thận trọng
Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có đề xuất trình Chính phủ về việc tăng mức xử phạt đối với các chủ phương tiện giao thông vi phạm.
Theo đó, Ủy ban ATGT Quốc gia đã đề xuất nâng mức xử phạt đối với xe quá tải, lái xe say rượu... với mức phạt cao nhất là tịch thu phương tiện.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì cũng không ít những ý kiến lo ngại về tính khả thi của đề xuất khi áp dụng vào thực tế. (Xem thêm)
Đề xuất cấm lãnh đạo gửi tiền ở nước ngoài
Đó là một trong những đề xuất từ nhóm nghiên cứu đề tài “thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” thuộc Ban Nội chính Trung ương.
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu tại Hội thảo về đề tài nêu trên diễn ra sáng 13-3, bà Vũ Thu Hạnh (Phó Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương) cho biết trong các nhóm giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra, có đề xuất quy định cấm cán bộ, đảng viên có chức vụ từ cấp vụ, cục trở lên gửi tiền, tài sản hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài.
Đây là quy định giúp phòng ngừa, phát hiện tội phạm về tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phòng ngừa khả năng đối tượng tham nhũng tạo dựng cở sở kinh tế để trốn ra nước ngoài sau khi đã thực hiện hành vi tham nhũng ở trong nước. Bộ luật hình sự quy định mức tiền tham nhũng từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội xử lý bằng hình sự dưới 2 triệu đồng thì xử lý hành chính.(Xem thêm)
>>>[Thời sự 24h]: Giảm 100.000 đầu mối mua sắm công, tiết kiệm trên 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm
Hồng Vân