MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời tiết thay đổi, đây là cách giúp bạn "chặn đứng" nguy cơ lây cảm cúm dù tiếp xúc rất gần với người bệnh

13-10-2018 - 08:50 AM | Sống

Nếu người thân hay đồng nghiệp của bạn bị cúm, đây là 9 điều đơn giản giúp bạn “tránh xa” nguy cơ lây bệnh dù tiếp xúc hàng ngày với họ.

Mùa đông đã đến, thời tiết giao mùa mang theo đó là nguy mắc bệnh cảm cúm. Virus cúm rất dễ lây lan nhưng chúng ta cũng có những cách để hạn chế nguy cơ – ngay cả khi bạn phải chăm sóc cho những người bị cúm.

Dưới đây là 9 việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm:

1. Tiêm vacxin phòng ngừa

Vacxin cúm vẫn đang được tăng cường chất lượng những năm gần đây, thậm chí có cả dạng xịt để bạn sử dụng (nếu sợ tiêm). Ngoài việc ngăn ngừa nhiều hơn 1 trong 3 chủng cúm thường gặp, vacxin phòng bệnh cũng giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch trong trường hợp bị nhiễm bệnh, giảm ảnh hưởng của bệnh với cơ thể.

Mùa cúm thường xuất hiện vào tháng 10, vì thế nếu chưa tiêm vacxin phòng ngừa thì bạn nên làm ngay nhé!

2. Trong trường hợp phải chăm sóc cho người bệnh cúm, hãy thận trọng trong 2 – 3 ngày đầu và cố gắng ở cách người bệnh khoảng 2m trong thời gian này

Thời tiết thay đổi, đây là cách giúp bạn chặn đứng nguy cơ lây cảm cúm dù tiếp xúc rất gần với người bệnh - Ảnh 1.

Không phải chạm vào người bệnh thì sẽ bị lây nhiễm, virus cúm lan truyền thông qua những hành động như nói, ho, hắt hơi… Siêu vi khuẩn này có thể truyền qua không khí cho bất cứ ai trong vòng 2m, vì vậy cách dễ nhất để tránh bị bệnh là giữ khoảng cách của bạn.

Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2008 tại Hong Kong đã phát hiện virus cúm trở mạnh nhất trong khoảng 2 – 3 ngày đầu nhiễm bệnh. Vì thế, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc nhiều với người bệnh trong giai đoạn này, đặc biệt là ngày thứ 2.

3. Đeo thiết bị bảo hộ

Nếu gia đình bạn đông người và hiện có thành viên bị cúm, hãy chỉ để một người chăm sóc thôi. Nếu an toàn hơn, bạn có thể dùng găng tay và khẩu trang mỗi lần vào chăm sóc cho người bệnh, nhất là vào những ngày đầu vì virus này có thể tồn tại 15p trên khăn lau và tận 1 ngày trên các bề mặt cứng.

4. Khử trùng các bề mặt thường xuyên

Thời tiết thay đổi, đây là cách giúp bạn chặn đứng nguy cơ lây cảm cúm dù tiếp xúc rất gần với người bệnh - Ảnh 2.

Như đã đề cập, virus cúm có khả năng bám trên các bề mặt cứng suốt 1 ngày, vì thế bạn nên thường xuyên lau rửa bằng nước tẩy trùng. Nếu trong nhà không có sẵn, bạn có thể tự pha chế bằng cách trộn ¼ chén thuốc tẩy gia dụng với chừng 3 lít nước.

5. Tránh chạm tay lên mặt

Nếu bạn vừa chạm vào người bệnh hoặc đến gần người bệnh và sau đó dùng tay không để xoa lên mặt, mũi hoặc miệng thì virus cúm có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Vì điều đó, đừng quên rửa tay với xà bông và nước ấm sau khi vừa tiếp xúc với người bệnh.

6. Không dùng chung khăn với người bệnh

Sau khi đã rửa sạch tay thì nhớ đừng làm khô tay với những chiếc khăn vừa được sử dụng cho người bệnh nhé, nếu không việc ngăn ngừa lây nhiễm cũng không có ích gì. Thậm chí nhiều chuyên gia còn khuyên bạn sử dụng những loại khăn giấy dùng một lần trong thời gian này để hạn chế trao đổi mầm bệnh.

7. Cho người bệnh một không gian “cách ly” thoải mái

Thời tiết thay đổi, đây là cách giúp bạn chặn đứng nguy cơ lây cảm cúm dù tiếp xúc rất gần với người bệnh - Ảnh 3.

Người bệnh cúm có thể phát tán virus lên tất cả mọi thứ họ chạm vào, từ bàn phím máy tính, điện thoại, điều khiển từ xa, bút viết… Vì thế, khi một người thân trong gia đình bị cúm, bạn nên cho họ một không gian “cách ly” thoải mái nhất nhưng vẫn trong tầm kiểm soát (ví dụ dùng riêng bát đũa). Bằng cách đó, bạn sẽ ít có khả năng tiếp xúc với virus.

8. Giữ cho hệ thống miễn dịch của bản thân khỏe mạnh bằng cách nghỉ ngơi và tham gia thể dục thể thao điều độ

Thời tiết thay đổi, đây là cách giúp bạn chặn đứng nguy cơ lây cảm cúm dù tiếp xúc rất gần với người bệnh - Ảnh 4.

Ngủ đủ giấc luôn là một yêu cầu quan trọng để duy trì sức khỏe, nhưng nó càng quan trọng hơn khi trong nhà có người bệnh bạn nhé. Các chuyên gia tại bệnh viện Mayo đã chỉ ra rằng: khi chúng ta ngủ, hệ thống miễn dịch của chúng ta giải phóng các protein cytokine gây bệnh, giúp chống nhiễm trùng và viêm nhiễm.

9. Tránh căng thẳng, tức giận

Cũng giống như giấc ngủ, việc giữ được một tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp ích rất nhiều cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bởi thế, dù biết việc chăm sóc một người bệnh có thể mệt mỏi nhưng bạn nên cố gắng giữ được thái độ lạc quan, tích cực.

Minh Ngọc

BI

Trở lên trên