Thủ tướng mong doanh nghiệp Mỹ có tiếng nói với Chính phủ Mỹ về hỗ trợ phòng chống dịch của Việt Nam
Vào chiều ngày 4/9, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Đại sứ và đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Qua đó, Thủ tướng tái khẳng định về mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ.
- 04-09-2021Mức lương trung bình của loạt ngành được dự báo 'khát nhân lực, học xong ra trường đi đâu cũng được săn đón'
- 04-09-2021Nhìn lại câu chuyện Shark Phú 'chơi' chứng khoán: Vì sao 'với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội'?
- 03-09-2021'GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để người dân sở hữu xe 4 bánh thường, chưa nói đến xe điện'
Cụ thể, Thủ tướng khẳng định rằng Chính phủ luôn lắng nghe các nguyện vọng từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động và đầu tư tại Việt Nam. Qua đó, chính phủ luôn thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải bởi ảnh hưởng của đại địch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng đây chỉ là những khó khăn nhất thời và Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong việc triển khai các dự án kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Cụ thể, chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó, Thủ tướng có trao đổi với các bên rằng Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành trong tuần tới nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch phục hồi kinh tế thích ứng an toàn với dịch bệnh trên tinh thần “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
Trong buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu những người đứng đầu các địa phương, bộ, ngành tiếp tục lắng nghe và giải quyết một cách kịp thời, hiệu quả các khó khăn vướng mắc. Trên tinh thần đó, các đơn vị tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng cũng như các cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói chung. Mục đích của các biện pháp này nhằm không làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch được thống nhất trên phạm vi toàn quốc, một số địa phương đã có một số quy định chưa phù hợp. Vì thế, Chính phủ Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đưa ra các chỉ đạo nhằm điều chỉnh và bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: “Chính phủ đã và sẽ tiếp tục có các chỉ đạo để điều chỉnh; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt trên toàn quốc theo tinh thần chỉ kiểm tra xe chở hàng tại điểm đi, điểm đến và bảo đảm các quy định an toàn phòng, chống dịch, các địa phương không ban hành,bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp.”
Sự phối hợp của doanh nghiệp là “chìa khóa” nâng cao hiệu quả chống dịch
Để nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch cũng như duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cũng đề nghị Đại diện và các doanh nghiệp Mỹ cần phối hợp một cách tích cực với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng mong các doanh nghiệp Mỹ chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, tiếp tục góp ý chân thành, thẳng thắn với phía Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam có cơ hội hợp tác đầu tư vào Hoa Kỳ.
Thủ tướng khẳng định “Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao với các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Hoa Kỳ và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép. Những gì đã làm được phải làm tốt hơn.”
Về vấn đề vaccine, Thủ tướng Chính phủ phát biểu rằng việc sớm tiêm vaccine cho người lao động là chủ trương chung của Chính phủ. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang quyết liệt thực hiện chiến lược vaccine, theo đó sẽ điều tiết lượng vaccine phù hợp với khả năng cho chuyên gia và công nhân của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng cũng mong muốn Đại diện các doanh nghiệp Mỹ có tiếng nói với Chính phủ Mỹ và các đối khác để tiếp tục chia sẻ và hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Trước tình hình khan hiếm vaccine trên thế giới, các bên cũng cần đoàn kết, chia sẻ, thông cảm lẫn nhau, chung tay ứng phó trong việc thực hiện chiến lược vaccine.