Tiền lương cũng quan trọng đấy nhưng thế hệ Z còn coi trọng điều này hơn
“Đây là thế hệ đầu tiên chú trọng dịch vụ y tế, hơn cả mức thu nhập hay lịch trình làm việc thoải mái”.
Mỗi năm, Hiệp hội học giả quốc gia thực hiện khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh, sinh viên để thống kê lại họ có kế hoạch hay nhu cầu nghề nghiệp như thế nào trong tương lai. Năm nay, dù giữa tâm dịch, kết quả khảo sát vẫn thu về 14.000 câu trả lời và 72% trong đó có giới tính nữ. Mặc dù chưa tương ứng với biểu đồ giới tính trong cấp đại học bởi tỉ lệ nữ giới ở đây chiếm chỉ chiếm 56%, nhưng con số này vẫn đang ngày càng tăng.
Thế hệ Z là những người sinh sau năm 1997 với hơn 90 triệu dân số, đông hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đó. Thế hệ này trải qua các sự kiện lớn như đại dịch Sars, suy thoái kinh tế 2008, mới đây là Covid 19 và ngày càng ý thức hơn vấn đề sắc tộc. Những sự kiện này ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng nghề nghiệp của họ và được thể hiện qua các xu hướng ngành nghề.
James Lewis – chủ tịch Hiệp hội chia sẻ: "Đây là nhóm người trẻ tuổi sẵn sàng đối mặt với các vấn đề và thay đổi chúng chứ không chỉ đứng ngoài nhìn. Quyền con người, lợi ích là điều quan trọng nhất, sau đó là chăm sóc sức khỏe và giáo dục".
Thế hệ Z là những người sinh sau năm 1997 với hơn 90 triệu dân số, đông hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đó. Thế hệ này trải qua các sự kiện lớn như đại dịch Sars, suy thoái kinh tế 2008, mới đây là Covid 19 và ngày càng ý thức hơn vấn đề sắc tộc.
Đầu quân vào lĩnh vực y tế
Thế hệ Z vẫn có xu hướng chọn các ngành nghề liên quan đến STEM ( Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học)).
Các sinh viên tham gia khảo sát phần lớn đang theo học hoặc dự định vào các ngành liên quan đến sức khỏe (30%), khoa học (29%), kinh tế (18%) chọn chọn ra 3 lĩnh vực họ muốn gồm có ý tế (37%), khoa học (17%), sinh học/công nghệ sinh học (17%).
Lewis cho biết: "Các công việc liên quan đến ngành y tế được bầu chọn bởi phần đông các sinh viên và làm việc trong bệnh viện là điều nhiều người mong muốn".
Không phân biệt đối xử
Đây là thế hệ thể hiện tiếng nói và cái tôi của bản thân nhất, nhưng họ vẫn mong muốn cấp trên của mình quan tâm về vấn đề mà họ đề cập.
Người phụ trách khảo sát nói: "Trong một xã hội đang có nhiều phong trào như bình đẳng giới, sắc tộc; các đại dịch toàn cầu và thay đổi khí hậu, thế hệ Z muốn người lãnh đạo cũng thể hiện ý kiến bản thân trong những vấn đề này.
Phần lớn cho rằng rất cần thiết để lãnh đạo là nữ giới (62%), Các vấn đề họ quan tâm nhiều nhất là về nhân quyền (40%), dịch vụ chăm sóc sức khỏe (39%), giáo dục (37%).
Kỹ năng
Có thể nói hầu như những công việc mọi người có sau khi tốt nghiệp thường làm văn phòng, xung quanh là giấy tờ sổ sách. Nhưng thế hệ Z lại không hứng thú lắm với cách nghĩ làm việc chỉ để nhận lương.
Yêu cầu số một trong khảo sát chỉ rõ họ muốn được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, đầu tư vào chuyên môn hơn. Vì vậy, họ sẽ muốn tham gia vào vị trí, công ty giúp họ rèn luyện, tiến xa hơn khi đào tạo năng lực.
Tiền lương
Như tất cả các thế hệ, tiền bạc được coi là vấn đề quan trọng khi chọn ngành nghề. Phụ trách khảo sát chia sẻ: "Hơn 2/3 người tham gia muốn có việc làm ngay từ những năm đại học. Đặc biệt, ngày càng có nhiều nhiều người muốn kiếm các công việc tại nhà, nhất là sau sự kiện cách ly xã hội".
Lợi ích
Điều ngạc nhiên là, dù ý thức được sự quan trọng của thu nhập, nhưng thế hệ Z coi trọng dịch vụ y tế hơn, có vẻ đó là tác động sau đại dịch Covid-19. Họ nhận ra rằng có bảo hiểm y tế quan trọng và đảm bảo hơn là có mức lương cao. Lewis cho rằng: "Đây là thế hệ đầu tiên chú trọng dịch vụ y tế, hơn cả mức thu nhập hay lịch trình làm việc thoải mái".
Các công ty nên tuyển dụng thế nào? Đừng cố thu hút bằng mạng xã hội nữa
Đây quả là thế hệ của thời đại công nghệ, mạng xã hội là nơi chia sẻ cuộc sống của họ. nhưng cách thế hệ Z tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân vẫn theo cách truyền thống.
Các website của công ty là nguồn thông tin hữu ích, nhưng sinh viên vẫn muốn có sự tương tác với nhà tư vấn, tuyển dụng (51%), tham gia các ngày hội nghề nghiệp (48%). Mạng xã hội vẫn chưa phải kênh tham khảo được ưu tiên.
Các công ty công nghệ không còn là ưu tiên hàng đầu
Mỗi năm, các học sinh, sinh viên xếp hạng cho nơi họ muốn làm việc nhất. Năm 2020 này, cả 3 vị trí đứng đầu đều thuộc về lĩnh vực y tế: các bệnh viện, phòng khám,…
So với năm 2018, kết quả khảo sát vào năm 2020 cho thấy giảm sự quan tâm với các công ty công nghệ lớn, xã hội và nước giải khát (Coca-Cola, Starbucks) và có hứng thú nhiều hơn đến thể thao, các cơ quan chính phủ và các tổ chức giải trí.
* Theo Entrepreneur