MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỉnh nghèo nhất Trung Quốc vẫn giàu hơn nửa số quốc gia trên toàn cầu: "Vượt mặt" nhiều nền kinh tế Á-Âu

07-02-2023 - 20:20 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế Tây Tạng kém phát triển nhất trong các địa phương ở Trung Quốc.

Kinh tế Tây Tạng kém phát triển nhất trong các địa phương ở Trung Quốc.

Tỉnh này có diện tích lớn thứ 2 Trung Quốc nhưng kinh tế lại đội sổ.

"Nghèo nhưng không nghèo"

Theo Cổng thông tin Điện tử Chính quyền Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc), GDP tỉnh này năm 2022 đạt 213,264 tỷ NDT (khoảng 31,6 tỷ USD), tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét theo bảng xếp hạng GDP 31 tỉnh thành toàn quốc Trung Quốc đã được công bố, thành tích của Tây Tạng đội sổ, xếp thứ 31/31.

Tây Tạng là đơn vị hành chính cấp tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp nhất Trung Quốc.

Tổng GDP của toàn tỉnh thậm chí không thể so sánh được với GDP của những thành phố bình thường ở phía Đông như Ninh Ba (Chiết Giang) 1.570,43 tỷ NDT (khoảng 246 tỷ USD) hay Nam Kinh (Giang Tô) 1.690,785 tỷ NDT (khoảng 249 tỷ USD) v.v...

Tuy nhiên thú vị là nếu đem bảng điểm "kém hấp dẫn" của Tây Tạng so sánh với các nền kinh tế thế giới sẽ cho ra kết quả vô cùng bất ngờ.

Nếu dựa theo dự báo quy mô GDP của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, GDP năm 2022 của Tây Tạng sẽ lọt top 105/216 nền kinh tế thế giới, vượt mặt nhiều nền kinh tế châu Âu, châu Á khác như Iceland (27,702 tỷ USD), Gruzia (25,172 tỷ USD) v.v...

Tỉnh nghèo nhất Trung Quốc vẫn giàu hơn nửa số quốc gia trên toàn cầu: Vượt mặt nhiều nền kinh tế Á-Âu - Ảnh 1.

Tây Tạng đang đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Ảnh: CGTN

Tây Tạng có gì?

Tây Tạng là một trong năm khu tự trị của Trung Quốc, được gọi tắt là "Tạng", thủ phủ là Lhasa, diện tích 1,228,400 km2, đứng thứ 2 cả nước.

Khu tự trị này nằm ở khu vực cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và phần lớn diện tích nằm ở những khu vực có độ cao lớn.

Nguyên nhân khiến GDP Tây Tạng luôn thấp nhất Trung Quốc là do kinh tế của tỉnh này tương đối kém phát triển, cùng với nhiều yếu tố hạn chế về vị trí địa lý như địa hình núi cao, giao thông lạc hậu, dân cư phân tán khó quản lý.

Cơ cấu kinh tế của Tây Tạng chia ba làm ba khu vực: Khu vực một (nông nghiệp chăn nuôi), khu vực hai (khai khoáng chế tạo) và khu vực ba (dịch vụ).

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Kinh doanh Trung Quốc, trong năm 2022, khu vực ba thu về 114,78 tỷ NDT, khu vực hai thu về 80,467 tỷ NDT, trong khi khu vực một chỉ thu về 18,016 tỷ NDT.

Mặc dù nền kinh tế Tây Tạng hiện nay vẫn bị chi phối bởi nền nông nghiệp tự cung tự cấp nhưng theo Tân Hoa Xã, trong những năm qua, Tây Tạng đã dẫn đầu Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm hơn 9%.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tây Tạng đã chuyển từ tăng trưởng tốc độ cao sang tăng trưởng chất lượng cao, với GDP đạt 208 tỷ NDT (khoảng 30,3 tỷ USD) vào năm 2020, 190,274 tỷ NDT (khoảng 28 tỷ) vào năm 2021 và 213,264 tỷ NDT (khoảng 31,6 tỷ USD) vào năm 2022.

Thu nhập khả dụng bình quân đầu người năm 2022 là 26,675 NDT (khoảng 4,000 USD) tăng 1,752 NDT so với 24,950 NDT (khoảng 3,600 USD) năm 2021.

Tính đến cuối năm 2019, 74 địa phương với hơn 620.000 người ở Tây Tạng đã thoát nghèo.

Vào năm 2020, tuổi thọ trung bình ở Tây Tạng là 71,1 tuổi. Trong thập kỷ qua, tuổi thọ trung bình địa phương đã tăng lên 4 năm.

Nguồn: Tổng hợp

An An

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên