Tình trạng căng thẳng với stress tốt: Làm thế nào để biết sự khác biệt đó?
Thông thường con người chỉ nhìn vào các mặt tiêu cực mà stress gây ra nhưng thực tế đã chứng minh rằng đôi khi sự căng thẳng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy được những điều thú vị về Stress và cả những cách để hạn chế vấn đề này.
- 17-09-2018Nghiên cứu khoa học chứng minh: Thay đổi nhận thức về căng thẳng, trầm cảm là cách tốt nhất để giúp bạn thoát khỏi nó
- 15-09-2018Bạn đang bị căng thẳng quá mức? Đây là 7 chiến lược hiệu quả giúp bình ổn tâm lý và tập trung trở lại
Căng thẳng có thật sự xấu?
Theo giải thích nhà tâm lý học Stacy Kaiser, MA thực tế là những căng thẳng gây ra sự phấn khích và giải phóng adrenaline khiến nhiều người cảm thấy dễ chịu. “Ví dụ, đối với những người thích thức dậy lúc 3 giờ sáng để xếp hàng để mua TV mới hoặc mua sắm trong kỳ nghỉ, đây có thể là loại căng thẳng mang đến sự phấn khích. Thậm chí với những người ưa thích sự căng thẳng, chỉ cần dọn nhà cũng có thể làm họ cảm thấy thích thú”.
Có thể bạn không tin nhưng bản thân những sự kiện lớn trong cuộc đời bạn cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng chứ không đơn thuần chỉ có công việc, theo lời cố vấn sức khỏe tâm thần Margaret Bell, MA. Chúng bao gồm việc kết hôn, sinh con, tốt nghiệp hay khi bắt đầu một công việc mới.
Căng thẳng cũng có lúc tốt, lúc xấu
Các chuyên gia đã đưa ra các thuật ngữ để nói về điều này như sau:
Eustress: Là thuật ngữ sử dụng trong hoàn cảnh khi một sự căng thẳng giúp truyền cảm hứng, thúc đẩy và nâng cao hiệu suất của bạn. Nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Patricia O’Gorman đã đề cập đến điều này và cho rằng đó là sự căng thẳng có chọn lọc. Tóm lại đây là loại căng thẳng có ích.
Distress: Đây là kiểu căng thẳng khiến bạn kiệt sức, khiến bạn bồn chồn, và có thể phá hỏng sức khỏe của bạn, theo một nghiên cứu về tác động của các sự kiện lớn trong cuộc sống, được công bố trên Tạp chí Khoa học Y khoa Malaysia. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng sự đau khổ dẫn đến phản ứng quá mức, sự nhầm lẫn, tập trung kém, lo lắng về hiệu suất và hiệu suất giảm sút.
Nhà nghiên cứu Marion Plessner Rodrigue, MS, LMHC, NCC lý giải cả hai đều dẫn đến sự giải phóng các kích thích tố của cơ thể chúng ta như adrenaline và cortisol, dẫn đến cảm giác vật lý nhất định - bao gồm cả cảm giác bồn chồn hồi hộp lo lắng, tim đập nhanh và lòng bàn tay đầy mồ hôi. Cuối cùng, để phân biệt hai loại với nhau chính là cách bạn cảm nhận về trải nghiệm đó. Để phân biệt, bạn hãy thử tự hỏi xem bản thân mình có đang đối mặt được với các sự căng thẳng hay không? Nếu được thì đó là căng thẳng tốt, còn nếu không, đó là loại stress xấu khiến bạn kiệt quệ.
Sự căng thẳng đôi khi do bạn tự đặt các thử thách cho bản thân
Điều đầu tiên bạn làm là đánh giá khả năng của bạn — có ý thức hoặc vô ý thức theo giải thích chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần Tanya Fruehauf, MA, CSAT, CCC, RCC. Tại nơi làm việc, bạn có thể nghĩ, "Tôi có các kỹ năng để làm việc này" - đây là một sự căng thẳng tốt. Đôi khi, đó là bản năng của bạn, ví dụ: nếu bạn bị đẩy vào chỗ sâu của hồ bơi trước khi bạn có cơ hội để thở, Fruehauf nói; bạn sẽ khai thác khả năng bơi lên bề mặt. Căng thẳng tốt trở nên tồi tệ khi bạn buộc phải xử lý nhiều hơn mức bạn có thể xử lý hoặc thử thách vượt quá khả năng của bạn.
Sự căng thẳng đến từ mong muốn kiểm soát mọi thứ
“Tôi tin rằng việc bạn kiểm soát được sự căng thẳng nhất định sẽ tác động lên việc bạn trải nghiệm sự việc đó theo cách đau khổ hay không”, theo lời tiến sĩ, nhà tâm lý học Diane Dixon. Đó là lý do tại sao khi bạn lựa chọn tham gia thêm một môn thể thao hoặc học thêm một kỹ năng mới tức là bạn đã kiểm soát được quá trình học tập của mình.
Khi bạn không có quyền kiểm soát – ví dụ như một người thân trong gia đình bạn mất hoặc bạn bị sa thải - bạn sẽ cảm thấy đau khổ. Nhưng không cần phải theo cách đó, theo lời Jodi J. De Luca, tiến sĩ, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Colorado. “Bất kể sự căng thẳng nào, chúng ta đều có thể kiểm soát bằng cách đưa ra một danh sách các lựa chọn và giải pháp sẽ hỗ trợ trong hoàn cảnh gặp phải. Đó là một bước đầu tiên (sau khi xác định chính sự căng thẳng của bản thân ) sau đó chúng ta có thể quản lý những căng thẳng của chúng ta bằng ý thức và mục đích. ”
Và phần thưởng mang lại là gì?
Khi bạn quyết định học một kỹ năng mới, sẽ giúp bạn giỏi giang hơn trong việc vượt qua sự căng thẳng. Có nhiều ví dụ chẳng hạn như lên kế hoạch lễ cưới, có em bé, học thêm văn bằng - đây hoàn toàn là những sự kiện dễ khiến bạn bị stress, đổi lại, bạn sẽ thu được những thành tựu, phần thưởng to lớn.
RD