Tổng thống Trump cần Facebook hay Facebook cần ông Trump?
Một vài lãnh đạo cấp cao cho rằng ông Trump đang sử dụng Facebook làm công cụ để tấn công vào nhiều vấn đề mà chính các nhân viên của Facebook quan tâm.
- 17-09-2020Mặc mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch Oracle, ông Trump tuyên bố không thích thỏa thuận của TikTok
- 13-09-2020Facebook Horizon: Thiên đường hay nhà tù số?
- 29-06-2020Mark Zuckerberg - Gã độc tài cai trị 'quốc gia' lớn nhất thế giới Facebook
Cuối năm 2019, trong một trong số rất nhiều chuyến đi của Mark Zuckerberg tới Washington để bảo vệ Facebook trước Quốc hội Mỹ, ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới đã có cơ hội dùng bữa tối riêng tư với Tổng thống Donald Trump và cho ông xem 1 con số thống kê đầy kích động. "Tôi muốn chúc mừng ngài. Ngài là số 1 trên Facebook".
Đó là câu chuyện được chính Tổng thống Trump thuật lại trên chương trình radio của Rush Limbaugh hồi tháng 1. Ông không phải là chính trị gia có nhiều người theo dõi nhất trên Facebook – đó là người tiền nhiệm Barack Obama. Nhưng ở vị trí là "người làm tin" quyền lực nhất và cũng là người đứng đầu chính phủ Mỹ vốn đang quyết liệt theo đuổi các vụ kiện chống độc quyền nhằm vào các ông lớn công nghệ, có thể "tha thứ" cho Mark về xu nịnh kể trên.
Phía Facebook không xác nhận câu chuyện này. Zuckerberg cũng không phải là người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chính trị. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của anh chính là mức độ phổ biến và tiềm năng tăng trưởng của Facebook. Do đó khá dễ hiểu khi xuất hiện thuyết âm mưu rằng có 1 liên minh giữa mạng xã hội lớn nhất thế giới và Nhà Trắng, mà trong đó Facebook sẽ "làm ngơ" khi phía ông Trump lan truyền những thông tin sai sự thật và đã đảo ngược hoàn toàn tình thế để trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Hồi tháng 8, một lãnh đạo của Facebook ở Ấn Độ bị buộc tội đối xử đặc biệt đối với 1 nhà làm luật của đảng cầm quyền của Thủ tướng Narenda Modi, người kêu gọi dùng bạo lực chống lại nhóm người Hồi giáo nhập cư. Ngày 14/9, tờ BuzzFeed đăng tải ghi chép của 1 cựu nhân viên Facebook, trong đó nêu chi tiết cách Facebook phớt lờ hoặc trì hoãn hành động chống lại các chính phủ sử dụng các tài khoản giả mạo để phát tán thông tin sai sự thực. "Tay tôi đã nhúng chàm", ghi chép có đoạn.
Dưới thời ông Obama, Facebook cũng thường bị chỉ trích là quá thân thiện với các nghị sĩ đảng Dân chủ. Mùa hè năm 2016, Gizmodo viết rằng Facebook đã ra chỉ thị yêu cầu nhân viên ỉm đi các trang ủng hộ ông Trump trong phần tin tức đáng chú ý nhất. Đáp lại Facebook ngay lập tức xoay chiều. Các nhà bình luận bảo thủ đã được mời tới trụ sở ở Menlo Park, California, để xua đi nỗi lo về cách thức hoạt động của Facebook.
Mối quan hệ tốt đẹp vẫn được duy trì sau ngày bầu cử, khi Facebook ăn mừng chiến thắng cùng ông Trump. Tháng 1/2017, công ty đồng tổ chức bữa tiệc nhậm chức với tờ Daily Caller. Trên những quả chanh trong khu vực đồ uống đều đóng logo Facebook. Báo cáo nội bộ cho thấy chiến dịch truyền thông của ông Trump có sử dụng chiến thuật giống như các quảng cáo trên Facebook – thứ mà đối thủ Hillary Clinton từ chối.
Những nhân viên theo chủ nghĩa tự do của Facebook nhìn nhận mối quan hệ thân thiết với đảng Cộng hòa là cái giá phải trả để làm ăn kinh doanh. Nhưng khi công ty đối mặt với chỉ trích của công chúng – từ đồn đoán Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ bằng những thông tin sai lệch cho đến vụ bê bối rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica, câu chuyện đã thay đổi. Thậm chí một vài lãnh đạo cấp cao cho rằng ông Trump đang sử dụng Facebook làm công cụ để tấn công vào nhiều vấn đề mà chính các nhân viên của Facebook quan tâm.
Sự việc lên đến đỉnh điểm sau dòng trạng thái của ông Trump sáng ngày 29/5. Ông để lại thông điệp cho 29,5 triệu người theo dõi trên Facebook, đe dọa trừng phạt những người biểu tình ở Minneapolis. Ông cũng làm điều tương tự trên Twitter nhưng mạng xã hội này đã nhanh chóng ẩn nội dung bài viết của ông Trump, trong khi Zuckerberg chờ đợi tới vài tiếng đồng hồ để tham khảo ý kiến từ những cấp dưới thân cận nhất. Đến buổi chiều, đích thân ông Trump đã gọi điện cho Zuckerberg nhưng ông chủ Facebook nói rằng mình phản đối bài viết của Tổng thống.
Tuy nhiên điều quan trọng là Zuckerberg cũng nói rằng anh không nghĩ bài viết đó vi phạm luật của Facebook. Kết quả là bài viết của ông Trump vẫn ở đó và đã tạo nên làn sóng phẫn nộ. Các nhân viên bắt đầu công khai chỉ trích Zuckerberg. Mọi người bắt đầu nhận xét Tổng thống Trump không có bất kỳ hashtag tiêu cực nào trên Instagram, trong khi đối thủ Joe Biden thì có rất nhiều.
Dẫu vậy, dù cả những nhân viên của Facebook cũng buộc tội công ty đang trợ giúp nỗ lực tái đắc cử của ông Trump, chính quyền Trump vẫn gây một số áp lực lên Facebook. Cuối tháng 5, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp đe dọa hủy quyền miễn trừ mà các công ty mạng xã hội (trong đó có Facebook) được hưởng theo điều 230 trong đạo luật về chuẩn mực truyền thông năm 1996 nếu như họ thiên lệch về chính trị.
Tuy nhiên ít nhất thì cho đến nay Facebook vẫn chưa bị ảnh hưởng. Bộ Tư pháp Mỹ đang chuẩn bị buộc tội Google, đối thủ của Facebook. Trong khi đó ông Trump cũng đã chèn ép 1 đối thủ chủ chốt của Facebook là TikTok.
Cho đến nay, mối quan hệ với ông Trump vẫn giữ cho Facebook an toàn. Tuy nhiên ông Trump đang bị lép vế trước đối thủ Biden trong các cuộc thăm dò mới nhất. Trong 1 cuộc phỏng vấn với New York Times hồi tháng 1, ông Biden từng chia sẻ "tôi chưa bao giờ là fan của Zuckerberg". Bản thân Zuckerberg nói với nhân viên rằng Facebook sẽ hưởng lợi nhiều hơn dưới thời đảng Cộng hòa.
Điều này không có nghĩa Facebook sẽ không thể thích nghi nếu ông Biden chiến thắng vào tháng 11 tới. Hồi tháng 6, Zuckerberg thông báo tuyển lại Chris Cox – người từng làm giám đốc sản phẩm và hoạt động trong đảng Dân chủ kể từ khi rời Facebook năm ngoái.
Tham khảo Bloomberg