Tổng thống Trump và "chính sách ngoại giao kiểu kinh doanh"
Các hoạt động đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng khó đoán và không tuân theo các phép tắc ngoại giao thông thường – điều có thể gọi là “phi ngoại giao”.
- 03-02-2017Ông Trump sắp "sờ gáy" đạo luật Dodd-Frank, di sản của ông Obama trên thị trường tài chính
- 03-02-2017Toàn cảnh 19 văn bản hành pháp mà Donald Trump đã ký trong 14 ngày qua
- 03-02-2017Tại sao Apple, Coca-Cola và Ford phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của Donald Trump?
- 03-02-2017CEO Uber rút khỏi nhóm cố vấn kinh doanh của Tổng thống Trump vì lệnh cấm nhập cư
- 03-02-2017Cố vấn 31 tuổi đứng sau lệnh cấm nhập cư của Trump
- 03-02-2017Công ty của Trump thua kiện, phải hoàn trả 6 triệu USD
Trong một tuần qua, Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm gây sứt mẻ nghiêm trọng với lãnh đạo Australia, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ. Ông cũng phàn nàn với Tổng thống Mexico về nhiều thứ. Thậm chí, tối 2/2, Chính quyền Trump còn cảnh báo các khu định cư mới của Israel có thể đe dọa tiến trình hòa bình khu vực. Đây là lập trường rất mới trong bối cảnh Nhà Trắng vẫn cương quyết ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Suốt cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã thể hiện mình là người khó đoán. Sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, vị tỷ phú New York vẫn giữ cho mình phong cách lãnh đạo ấy, điều làm đau đầu các nhà ngoại giao nhiều nước trên thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhận định về Tổng thống Trump, cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết: “Phong cách ngoại giao của ông ấy rất khác so với những người tiền nhiệm gần đây. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ dần phải làm quen với điều đó”.
Ông Donald Trump tại Nhà Trắng.
Về mối quan hệ Mỹ - Australia, Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện Lowy - một tổ chức độc lập, nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh giữa Washington và Canberra sẽ tiếp tục mạnh mẽ. Tuy nhiên, cuộc điện đàm căng thẳng với Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng như cách hành xử của ông Trump chắc chắn sẽ để lại những tác động.
Nhìn ngoại giao dưới lăng kinh giao dịch làm ăn
Tổng thống Trump dường như đang nhìn ngoại giao thông qua lăng kính của các giao dịch làm ăn, nơi lộ rõ người thắng kẻ thua. Ông chủ Nhà Trắng có thể còn tin rằng ngay cả các đồng minh lớn cũng đang tận dụng lợi thế của Mỹ.
Đến thời điểm hiện tại, chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump dường như tập trung nhiều vào mối quan hệ với các quốc gia riêng lẻ thay vì tầm nhìn chiến lược, nơi các đồng minh là phương tiện để Washington thể hiện vị thế và ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Turnbull đi chệch đường ray khi đề cập tới thỏa thuận mà cựu Tổng thống Obama đã thông qua, cho phép 1.250 người đang kẹt ở một trung tâm tị nạn ngoài khơi nhập cảnh vào Mỹ. Hôm 2/2, Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng đây là thỏa thuận “ngớ ngẩn” dù thư ký báo chí Sean Spicer khẳng định Mỹ sẽ tôn trọng thỏa thuận.
Các nghị sĩ Mỹ không thể ngồi yên
Autralia là trụ cột quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Thậm chí, quốc gia Châu Đại Dương còn là một phần trong nhóm chia sẻ thông tin của Mỹ cũng như sát cánh cùng Washington trong nhiều cuộc chiến kể từ Thế chiến I. Những quan điểm khác biệt về người tị nạn có thể khiến ông Trump làm lung lay mối quan hệ đồng minh tốt đẹp.
Thượng nghị sĩ John McCain.
Nhận thấy những tác động từ Tổng thống Trump, Thượng nghị sĩ John McCain đã nỗ lực xóa đi những khác biệt trong mối quan hệ Mỹ - Australia. Ông nhận định những căng thẳng đang có là bất lợi, nguy hiểm và không cần thiết. Mỹ và Australia có những quan hệ hợp tác quan trọng hơn nhiều so với vấn đề người nhập cư.
Đảng Dân chủ cũng có những phản ứng với ông Trump. Thượng nghị sĩ Tim Kaine của bang Virginia cho rằng hành động cãi vã với lãnh đạo của nước đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Á là “ngu ngốc”. Cựu ứng viên phó tổng thống nhấn mạnh: “Ông ta đang dùng những công cụ nghiệp dư cho những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược và ý nghĩa với quốc gia”.
Bài học cho các nhà lãnh đạo nước ngoài
Các chuyên gia đối ngoại nhận định, mối quan hệ Mỹ - Australia quá vững mạnh để có thể bị hư hại sau cuộc điện đàm. Tuy nhiên, nó là bài học lớn cho các nhà lãnh đạo nước ngoài về sự khó khăn khi làm việc với ông Trump.
Thủ tướng Anh Theresa May thì nhận ra rằng việc đồng thuận với Tổng thống Trump cũng có thể gây ra các hệ lụy. Trong cuộc gặp đầu tiên ở Nhà Trắng, ông Trump không nói với bà May về việc ký lệnh hạn chế đi lại với công dân tới từ 7 quốc gia Hồi giáo, điều khiến bà gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ khi trở về Anh.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Theresa May.
Tổng thống Trump cũng đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, người bị ông chỉ trích vì mở cửa cho nạn dân Syria. Trước đó, văn phòng của bà Merkel đã phải “giải thích” rằng, theo Công ước Geneva, các quốc gia phải cung cấp nơi trú ẩn cho những người tị nạn chạy trốn chiến tranh, điều 5 triệu công dân Syria đang làm.
Những gì Tổng thống Trump đang thể hiện không phải là điều “đáng ngạc nhiên” với tính cách của ông. Dù nó làm giới tinh hoa khó chịu nhưng lại đáp ứng được mong mỏi của các cử tri, những người từ bỏ giới chính trị gia lão luyện để đặt niềm tin vào Trump. Với nhiều người, cá tính của ông Trump trong các cuộc hội đàm với nguyên thủ nước ngoài cũng để thể hiện quan điểm "nước Mỹ là trên hết”.
Tuy nhiên, Nicholas Burns, một nhà ngoại giao lâu năm của Mỹ, nhấn mạnh: “Chúng ta có những quy tắc bất thành văn trong ngoại giao. Bạn có thể tranh luận, nhưng nó phải diễn ra phía sau cánh cửa đóng kín, không phơi bày sự khác biệt ở nơi công cộng. Đừng làm cho những người bạn của mình, chẳng hạn như Thủ tướng Australia, Thủ tướng Đức hay Tổng thống Mexico, cảm thấy khó xử”.